Kinh doanh

VNG lỗ thêm 171 tỷ đồng trong quý III, vượt kế hoạch năm đề ra

Ngày 30/10, CTCP VNG (mã: VNZ) đã công bố báo cáo tài chính quý III ghi nhận khoản lỗ sau thuế là 171 tỷ đồng, giảm 34% so với khoản lỗ 258 tỷ đồng ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. VNG cho biết nhờ quản lý chi phí hiệu quả đã giúp công ty thu hẹp khoản lỗ so với cùng kỳ năm 2022.

Trong quý vừa rồi, VNG báo cáo doanh thu đạt 2.332 tỷ đồng, tăng 11% so với quý III/2022. Lợi nhuận gộp đạt 977 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp còn 978 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm phần lớn chi phí của công ty trong quý III với 718 tỷ đồng và 334 tỷ đồng.

Chi phí tài chính tăng, tiêu tốn 52,5 tỷ đồng của VNG trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận 695 triệu đồng, trong đó chi phí lãi vay hơn 29 tỷ đồng và khoản lỗ tại công ty liên kết là hơn 28 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, VNG ghi nhận giá trị đầu tư vào các công ty liên kết sụt giảm hơn 800 tỷ đồng, ở mức 1.029 tỷ đồng tại ngày 30/9/2023.

Ngoại trừ Dayone báo lãi 4,7 tỷ đồng thì khoản đầu tư vào các các công ty liên kết khác đều lỗ với Tiki Global (hơn 510 tỷ đồng); Rocketeer (gần 10 tỷ đồng); Ecotruck (gần 37 tỷ đồng); Beijing Youtu (35 tỷ đồng); Telio (290 tỷ đồng); Funding Asia (82 tỷ đồng) và OCG (2,2 tỷ đồng).

 Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP VNG.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, VNG thu về 6.431 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng kinh doanh trò chơi trực tuyến vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu của VNG với 4.892 tỷ đồng, tăng hơn 840 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, mảng quảng cáo trực tuyến giảm 368 tỷ đồng, từ mức 1.057 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2022 xuống còn 691 tỷ đồng trong kỳ này. Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet cùng dịch vụ nhạc chờ và bản quyền bài hát lần lượt ghi nhận doanh thu là 689 và 30 tỷ đồng, tăng 39% và 42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lỗ sau thuế giảm từ 768 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022 xuống còn 465 tỷ đồng ba quý đầu năm nay. Mức lỗ này cao hơn kế hoạch 378 đượcVNG đặt tại đại hội đồng cổ đông. 

Tại ngày 30/9/2023, tiền và các khoản tương đương của VNG đạt 3.665 tỷ đồng, trong đó tiền gửi ngân hàng là 2.063 tỷ đồng và các khoản tương đương tiền là 1.601 tỷ đồng - đây là khoản tiền gửi tại ngân hàng ngân hàng có kỳ hạn không quá ba tháng với lãi suất lên đến 4,75%/năm.

VNG cho biết hơn một phần trong hơn 2.000 tỷ đồng gửi ngân hàng đang được thế chấp cho khoản vay ngân hàng của một bên liên quan.

Nợ vay ngân hàng được báo cáo trong quý III là 752 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn là 619 tỷ đồng và dài hạn là 132 tỷ đồng. Công ty cho biết khoản vay ngân hàng dài hạn phục vụ tài trợ cho dự án Trung tâm dữ liệu và sản xuát phần mềm, cùng đầu tư tài sản cố định.

Ở thời điểm 30/9/2023, tổng vốn chủ sở hữu của VNG là 4.574 tỷ đồng, giảm khoảng 867 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm