Sức khỏe

Tình cờ phát hiện ung thư sau bữa tiệc, người phụ nữ phải cắt 13 bộ phận cơ thể

Rebecca Hind, sinh sống tại Cumbria (Anh), ban đầu chỉ nghĩ mình bị ngộ độc thực phẩm sau bữa tiệc Giáng sinh năm 2018. Tuy nhiên, trong khi các đồng nghiệp hồi phục sau vài ngày, cô tiếp tục mệt mỏi trong 2 tháng sau đó.

benh nhan.jpg
Rebecca Hind khi còn khỏe mạnh. Ảnh: RH

Theo The Sun, sau hàng loạt lần thăm khám và điều trị bằng kháng sinh nhưng không hiệu quả, Rebecca được chỉ định chụp CT và sinh thiết. Kết quả cho thấy nữ bệnh nhân có u nhầy ổ bụng - một dạng ung thư hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 1 trên 1 triệu người. Căn bệnh đã khiến chất dịch nhầy chứa tế bào ung thư tích tụ trong ổ bụng, bám vào bề mặt nhiều cơ quan nội tạng, tạo thành các khối u rắn.

Triệu chứng của bệnh bao gồm bụng to dần và căng tức, đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường, sụt cân, mệt mỏi nhưng đôi khi không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng.

Rebecca trải qua ca phẫu thuật đầu tiên vào năm 2019 tại Bệnh viện The Christie ở Manchester, cắt bỏ ruột thừa, rốn, hút ra 6 lít dịch nhầy. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy đây là u ác tính, cô tiếp tục hóa trị 8 đợt nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn.

Tháng 11 cùng năm, cô trải qua ca phẫu thuật thứ hai tại Bệnh viện Basingstoke và North Hampshire - kéo dài 12 tiếng. Các bác sĩ đã cắt bỏ hàng loạt cơ quan bao gồm túi mật, lá lách, ruột già, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, trực tràng, một phần dạ dày và ruột non, cùng lớp bề mặt của gan và cơ hoành. Sau ca mổ, cô cũng được điều trị bằng hóa chất nóng và tạo hậu môn nhân tạo. Cô tiếp tục nằm viện chữa trị phục hồi liên tục suốt nhiều tháng sau đó. 

thuoc men.jpg
Mỗi ngày, Rebecca phải uống rất nhiều thuốc. Ảnh: RH

Dù nỗ lực điều trị, Rebecca vẫn nhận tin dữ vào năm 2020 rằng ung thư chưa được loại bỏ hoàn toàn và không thể chữa khỏi. Cô từng tham gia thử nghiệm lâm sàng vào năm 2022 nhắm vào đột biến gene liên quan đến căn bệnh, nhưng tác dụng phụ khiến cô phải dừng lại. Khi đó, không còn phương pháp nào phù hợp, cô được xác định là không thể khỏi bệnh.

Hiện nay, Rebecca, 40 tuổi, sống chung với căn bệnh và phải uống từ 50 đến 60 viên thuốc mỗi ngày để duy trì hoạt động sống. Cô áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt và tiếp tục đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc phẫu thuật, bao gồm mãn kinh sớm từ tuổi 35.

Dù vậy, cô quyết tâm sống trọn vẹn phần đời còn lại. Cô đã thử sức với các hoạt động như lướt sóng, bay khinh khí cầu, trượt tuyết bằng xe kéo và gần đây nhất là tham gia thử thách đạp xe 90km gây quỹ cho tổ chức từ thiện.

Rebecca chia sẻ: “Tôi muốn truyền đi thông điệp rằng ngay cả khi sống với bệnh nan y, bạn vẫn có thể có một cuộc đời đầy ý nghĩa nếu giữ được tinh thần tích cực”. 

Các tin khác

VietinBank thông báo quan trọng: Sẽ dừng giao dịch rút tiền, chuyển khoản đối với trường hợp khách hàng dưới đây từ ngày 1/7/2025

Từ 1/7, VietinBank sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ thanh toán/rút tiền tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử đối với khách hàng tổ chức chưa hoàn thành đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.

Lần đầu tiên sau 30 năm, Walmart hồi sinh ngoạn mục nhờ AI, khiến Amazon phải chạy theo học hỏi, tương lai siêu thị biến thành nhà kho TMĐT đang đến rất gần

Từng bị Amazon vượt qua vì bỏ lỡ làn sóng TMĐT đầu tiên, Walmart giờ đây đang hồi sinh ngoạn mục nhờ tận dụng triệt để ưu thế AI khi mảng TMĐT lần đầu tiên báo lãi sau 30 năm và có tốc độ tăng trưởng gấp đôi đế chế của Jeff Bezos.

Khảo cổ học... vũ trụ

TP - Dù di tích từ những chuyến du hành không gian có tuổi thọ chỉ mới vài thập kỷ, nhưng một số đã bị thất lạc vĩnh viễn. Một thế hệ nhà khảo cổ học không gian mới đang cố gắng bảo tồn những gì còn sót lại của nhân loại.