Khoa học

Khảo cổ học... vũ trụ

Khảo cổ học... vũ trụ ảnh 1
Vũ trụ đang được thương mại hóa ở tốc độ chóng mặt

Vũ trụ đang được thương mại hóa ở quy mô chưa từng thấy trước đây. Đối mặt với các thế lực công nghiệp và chính trị hùng mạnh, các hiện vật kể câu chuyện về hành trình của loài người vào không gian đang có nguy cơ bị thất lạc, cả trên quỹ đạo và dưới Trái đất.

Giống như Stonehenge, đây là những hiện vật và địa điểm vô giá đối với nhân loại vì chúng đại diện cho một giai đoạn thiết yếu trong quá trình tiến hóa của loài người. Chúng thường cũng thể hiện lòng tự hào dân tộc vì cần có các thành tựu khoa học và công nghiệp để đạt được chúng. Đôi khi chúng cũng là đài tưởng niệm những người đã hy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình không gian đầy tham vọng.

Nghiên cứu các hiện vật và địa điểm này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách các phi hành gia tương tác với công nghệ mới, thích nghi với môi trường mới và phát triển các hoạt động văn hóa mới. Kết luận của các nhà nghiên cứu có thể tác động thiết kế tàu vũ trụ trong tương lai và tăng tỷ lệ thành công của các sứ mệnh không gian.

Liệu một thế hệ các nhà khảo cổ học không gian tiên phong như bà Alice Gorman và ông Justin Walsh có thể bảo tồn di sản không gian của chúng ta cho các thế hệ sau này không, và công trình của họ có thể thay đổi hoạt động thám hiểm không gian như thế nào?

Nhiều di sản bị đe dọa

Vào tháng 1 năm nay, danh sách theo dõi 25 di sản bị đe dọa của Quỹ Di tích Thế giới đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi Mặt trăng được đưa vào danh sách. Cụ thể hơn, địa điểm hạ cánh của tàu Apollo 11 đang gặp nguy cơ giống các khu di tích trên Trái đất.

“Chúng ta vẫn hiểu rõ cách vận hành trên Mặt trăng”, nhà khảo cổ học vũ trụ Justin Walsh, giáo sư tại Đại học Chapman ở California (Mỹ), cho biết. “Bất kỳ sứ mệnh nào tiếp cận hoặc đi vào một trong những địa điểm lịch sử đó đều sẽ gây ra hậu quả mà chúng ta chưa thể lường trước được. Chúng ta phải thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa có thể để giảm thiểu thiệt hại đó”.

Tuy nhiên, không chỉ các địa điểm trên Mặt trăng đang khiến các chuyên gia lo lắng. Tỷ phú Elon Musk muốn NASA rời khỏi quỹ đạo và có thể đóng cửa Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sớm hơn dự định của cơ quan này.

“Khung thời gian mà chúng ta phải triển khai các quy trình và giao thức cho cộng đồng vũ trụ quốc tế đang dần khép lại”, bà Alice Gorman, nhà khảo cổ học vũ trụ và phó giáo sư tại Đại học Flinders ở Adelaide (Úc), nhận định.

Ông Walsh và bà Gorman đang dẫn đầu Dự án Khảo cổ học Trạm vũ trụ quốc tế (Issap), một cột mốc đánh dấu dự án khảo cổ học không gian quy mô lớn đầu tiên. Được thành lập vào năm 2015, dự án nhằm nghiên cứu phi hành đoàn của ISS, mở rộng ngành khảo cổ học sang những chân trời mới và thậm chí điều hướng sự phát triển các sứ mệnh không gian dài hạn.

Về cơ bản, khảo cổ học không gian áp dụng các phương pháp và lý thuyết khảo cổ học truyền thống vào kỷ nguyên thám hiểm không gian. Thay vì đào đất bằng bay, các nhà khảo cổ học không gian sàng lọc các bài báo khoa học hoặc kế hoạch kỹ thuật. Họ tìm kiếm bằng chứng trong dữ liệu cảm biến từ xa và hình ảnh vệ tinh của tàu thăm dò không gian.

“Khảo cổ học không gian luôn mang tính lý thuyết. Nhưng công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi điều đó”, ông Walsh nói. “Có nhiều bức ảnh chụp bên trong Trạm vũ trụ quốc tế hơn bất kỳ môi trường sống nào trước đây trên không gian, vì nơi này đi song song với sự phát triển của công nghệ số”.

Khảo cổ học... vũ trụ ảnh 2
Dấu chân để lại trên Mặt trăng của các phi hành gia Apollo vào những năm 1960 và 1970

Đóng góp thực chất

Phân tích của họ về những bức ảnh hiện có về ISS cho thấy cách các phi hành gia cá nhân hóa các khu vực trên trạm vũ trụ để thể hiện bản sắc của họ. Nó cho thấy cách các phi hành gia trang trí “không gian trống” bằng các biểu tượng tôn giáo, huy hiệu, mô hình siêu nhân... giống như cánh cửa một chiếc tủ lạnh.

Năm ngoái, công trình khảo cổ học không gian của ông Walsh và bà Gorman đã đưa họ vào Câu lạc bộ thám hiểm 50, một tổ chức Mỹ công nhận “50 nhà khoa học đáng chú ý” đã thay đổi thế giới và mở rộng ý nghĩa của việc thám hiểm.

“Thực chất, một công ty thiết kế trạm vũ trụ tư nhân nói rằng họ đã tham khảo nghiên cứu của chúng tôi về cách con người thích nghi với cuộc sống trong không gian để thiết kế nội thất trạm vũ trụ của họ”, ông Walsh nói. “Chúng tôi rất vui khi được nghe điều đó”.

Đối với nhiều chuyên gia, hành trình ghi chép và lưu giữ di sản không gian bắt đầu khi bà Beth O›Leary, giáo sư khảo cổ học tại Đại học bang New Mexico (Mỹ), công bố Dự án Di sản Mặt trăng (LLP) vào năm 2000. Mục tiêu ban đầu của dự án là coi toàn bộ Mặt trăng như một địa điểm khảo cổ và lập bản đồ cho mọi vật thể mà loài người để lại. Nhưng theo bà O›Leary, nhiệm vụ này quá tham vọng so với nguồn tài trợ hạn chế của dự án.

“Thay vào đó, chúng tôi chọn Căn cứ Tranquillity vì đây là lần đầu tiên con người đặt chân lên một thiên thể khác, và nó có tầm quan trọng quốc tế tương đương với Stonehenge. Bởi vì chúng tôi không thể đến thăm Mặt trăng, chúng tôi phải đào sâu vào kho lưu trữ để tìm hiểu những gì còn sót lại trên bề mặt Mặt trăng tại Căn cứ Tranquillity”.

Khảo cổ học... vũ trụ ảnh 3
Một số cơ sở hạ tầng không gian quan trọng đã bị phá hủy: Một nhà chứa tàu bay ở Florida (Mỹ) năm 2008

Rất ý nghĩa

Dự án đã tìm thấy 106 hiện vật và đặc điểm (một hiện vật không thể di chuyển), bao gồm vết xúc đất, dấu chân phi hành gia, thậm chí một miếng huy hiệu của Sứ mệnh Apollo đầu tiên năm 1967. Không chỉ vậy, họ còn phát hiện ra huy chương của hai phi hành gia, Vladimir Komarov và Yuri Gagarin, đã được các phi hành gia Apollo 11 để lại trên Mặt trăng. “Vợ họ đã đưa huy chương cho các phi hành gia Mỹ vào đỉnh điểm của cuộc đua vũ trụ và Chiến tranh Lạnh, sau khi họ qua đời”, bà O’Leary nói. “Nó rất ý nghĩa, phải không?”

Trong bối cảnh thương mại hóa không gian vũ trụ, đây là thời điểm quan trọng để bảo tồn di sản không gian. “Những khoảnh khắc quan trọng và phi thường này trong lịch sử nhân loại xứng đáng được chúng ta trân trọng, và chúng xứng đáng có cơ hội tồn tại trong tương lai”, bà O’Leary nói.

Năm 2010, bà O’Leary và các đồng nghiệp đưa Căn cứ Tranquillity vào sổ đăng ký tài sản văn hóa - nguồn lực của bang California và New Mexico vì vai trò của hai bang này trong chương trình không gian. Năm năm sau, Dự án Khảo cổ học Trạm vũ trụ quốc tế đã được triển khai.

Nhiều người hy vọng rằng việc đưa Mặt trăng vào danh sách theo dõi năm 2025 của Quỹ Di tích Thế giới sẽ dẫn đến nhiều tiến bộ hơn nữa, như danh sách các di sản không gian được công nhận toàn cầu. Tuy nhiên, số phận của các tàu vũ trụ lịch sử vẫn còn chơi vơi.

“Đã có đề xuất đưa những vật thể có giá trị lịch sử nhất vào một bảo tàng bay quanh quỹ đạo Trái đất”, ông Walsh nói. “Nó có thể bao gồm Vanguard 1, vật thể lâu đời nhất hiện đang ở trong không gian”.

Vào tháng 1/2025, một báo cáo đề xuất rằng Vanguard 1 nên được đưa trở lại Trái đất và trưng bày trong một bảo tàng. Tương tự, kính viễn vọng không gian Hubble và Trạm Vũ trụ Quốc tế cũng nên được bảo tồn.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 40% trạm vũ trụ có thể nguyên vẹn sau khi trở về Trái đất. “Chúng ta cần suy nghĩ kỹ hơn khi những con tàu này kết thúc vòng đời”, ông nói. “Nếu bạn dự đoán được khi một nhiệm vụ có thể mang tính lịch sử, thì việc bảo tồn tàu vũ trụ nên được cân nhắc trong quá trình thiết kế nó”.

Các tin khác

VietinBank thông báo quan trọng: Sẽ dừng giao dịch rút tiền, chuyển khoản đối với trường hợp khách hàng dưới đây từ ngày 1/7/2025

Từ 1/7, VietinBank sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ thanh toán/rút tiền tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử đối với khách hàng tổ chức chưa hoàn thành đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.

Lần đầu tiên sau 30 năm, Walmart hồi sinh ngoạn mục nhờ AI, khiến Amazon phải chạy theo học hỏi, tương lai siêu thị biến thành nhà kho TMĐT đang đến rất gần

Từng bị Amazon vượt qua vì bỏ lỡ làn sóng TMĐT đầu tiên, Walmart giờ đây đang hồi sinh ngoạn mục nhờ tận dụng triệt để ưu thế AI khi mảng TMĐT lần đầu tiên báo lãi sau 30 năm và có tốc độ tăng trưởng gấp đôi đế chế của Jeff Bezos.

Thế hệ F2 gia tăng sở hữu tại doanh nghiệp gia đình

Ông Nguyễn Trọng Minh, con trai ông Nguyễn Trọng Thông - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô - muốn chi hơn trăm tỷ mua vào 4 triệu cổ phiếu HDG; ông Lê Viết Hiếu, con trai của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình - sẽ bỏ ra số tiền khoảng 3 tỷ đồng để mua vào 500.000 cổ phiếu HBC.