Bất động sản

Thủ tục hành là chính, loạt lý do ‘bóp nghẹt’ doanh nghiệp Việt trên sân nhà

TIN MỚI

Quy định thủ tục 45 ngày, thực tế mất 5-7 năm

Là phân khúc cần ưu tiên phát triển nhưng thủ tục liên quan đến đầu tư dự án nhà ở xã hội đang bị các doanh nghiệp “kêu” là có nhiều bước soát xét kỹ hơn nhà ở thương mại. Điều này khiến thời gian triển khai dự án bị kéo dài.

Được động thổ từ tháng 8/2022, dự án nhà ở xã hội MR1 thuộc Khu dân cư Tân Thuận Tây (quận 7, TPHCM) do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Xuân Mai Sài Gòn làm chủ đầu dự kiến sẽ cung cấp 712 căn hộ cho khoảng 1.400 người lao động có thu nhập trung bình với đầy đủ tiện ích. Tuy nhiên, từ sau khi làm lễ động thổ, đến hiện tại khu đất này đang được tận dụng làm bãi giữ xe, mà chưa có dấu hiệu của một công trình nhà ở sắp triển khai.

Thủ tục hành là chính, loạt lý do ‘bóp nghẹt’ doanh nghiệp Việt trên sân nhà- Ảnh 1.

Dự án nhà ở xã hội MR1 thuộc Khu dân cư Tân Thuận Tây (quận 7, TPHCM) vẫn chưa có dấu hiệu xây dựng sau 3 năm khởi công.

Cũng vào giữa năm 2022, Sở Xây dựng TPHCM và chủ đầu tư Công ty Thiên Phát đã tổ chức lễ động thổ, ép cọc thử cho dự án Nhà lưu trú công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung II, quy mô 360 căn hộ, có thể đáp ứng 1.000 chỗ ở cho công nhân, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 408 tỷ đồng.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, DN đã bỏ tiền ra để làm các thủ tục phòng cháy chữa cháy, sửa đổi thiết kế dự án, xin các thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với đất thuê 50 năm nhưng đến nay vẫn còn bị đẩy tới đẩy lui, đất đai bỏ không vừa lãng phí nguồn lực của xã hội lẫn niềm tin của nhà đầu tư.

Tương tự, dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên của Công ty Lê Thành tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TPHCM) cũng đã làm lễ động thổ hoành tráng gần nửa năm qua nhưng đến nay vẫn vướng thủ tục nên chưa thể xây dựng. Với quy mô bốn tòa chung cư cao 18 tầng, nếu được xây dựng sớm, 1.445 căn hộ sẽ giúp hàng ngàn người lao động có nhà.

Dù chủ đầu tư đã tự mua quỹ đất, có sẵn nguồn vốn, Công ty Lê Thành muốn xây nhưng lại vướng nhiêu khê trong khâu thủ tục, mà điểm nghẽn duy nhất là thời gian giải quyết các thủ tục quá chậm.

Đáng lẽ ra, dự án này được lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo quy trình rút gọn nhưng UBND huyện Bình Chánh không đồng ý, yêu cầu doanh nghiệp vẫn phải làm hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, khi hồ sơ lên đến Sở Quy hoạch - Kiến trúc (cũ) mới vỡ lẽ là không cần làm theo quy trình phức tạp đó mà chỉ cần làm quy trình rút gọn.

Hiện tại, theo quy định, khâu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội là 45 ngày nhưng nhiều doanh nghiệp mất đến 5-7 năm mới xong. Khi kéo dài các thủ tục lên hàng năm trời sẽ phá vỡ phương án tài chính của doanh nghiệp, người dân khó tiếp cận nhà ở giá rẻ.

Ông Phạm Quốc Quân - đại diện Tập đoàn Sun Group - cho biết, có những dự án pháp lý đã hoàn tất tới 95% nhưng chỉ 5% còn lại cũng mất nhiều năm để giải quyết. Theo ông Quân, TPHCM cần phân loại vướng mắc để xử lý nhanh trong phạm vi thẩm quyền, thậm chí giao KPI giải quyết cho từng cơ quan chức năng.

“DN có thể hoàn thiện và vận hành dự án chỉ trong 1 năm nếu thủ tục thông suốt. Nhưng thực tế, chỉ riêng khâu chấp thuận chủ trương đầu tư cũng mất tới 3-4 năm. Nếu tận dụng tốt các cơ chế như Nghị quyết 98 để cải cách thủ tục, chắc chắn tốc độ triển khai dự án sẽ được đẩy nhanh” - ông Quân nói.

Doanh nghiệp khó khăn chồng chất

Bà Dương Thanh Thủy - nhà sáng lập Tập đoàn Trung Thủy - chia sẻ rằng DN Việt đang chịu thiệt thòi ngay trên sân nhà. Tập đoàn của bà có hai dự án bị “treo” gần 10 năm vì vướng thủ tục , gây thiệt hại lớn. Một dự án đã hoàn thiện phần xây dựng nhưng chưa thể bán do chưa đủ điều kiện pháp lý.

Tại Hà Nội, một dự án khác cũng bị chậm trễ, mãi gần đây mới được tháo gỡ nhờ chính sách về nhà ở hình thành trong tương lai.

Thủ tục hành là chính, loạt lý do ‘bóp nghẹt’ doanh nghiệp Việt trên sân nhà- Ảnh 2.

Dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên gần nửa năm sau lễ khởi công vẫn chưa xây dựng được do vướng thủ tục. Ảnh phối cảnh dự án.

Theo bà Thủy, thủ tục hành chính rườm rà và chi phí lãi vay cao đang "bóp nghẹt" sức cạnh tranh của DN trong nước.

“DN ngoại được vay với lãi suất chỉ 2% từ công ty mẹ, trong khi DN nội phải vay với lãi suất ngân hàng cao gấp nhiều lần” - bà Thủy dẫn chứng. Không chỉ vậy, hệ thống siêu thị nội địa cũng đang chịu sức ép từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Thêm vào đó, DN trong nước thường xuyên bị thanh tra, kiểm tra, phải giải trình hàng loạt hồ sơ, khiến nguồn lực và thời gian bị bào mòn. “Muốn phát triển cũng khó vì cứ phải lo đối phó với các thủ tục” - bà Thủy bày tỏ và kiến nghị cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đồng thời có chính sách hỗ trợ thiết thực về thuế, phí, lãi suất.

Khảo sát mới đây của Hiệp hội DN TPHCM cho thấy, hầu hết DN nhỏ và hộ kinh doanh đều gặp khó ngay từ giai đoạn xin cấp phép đến khi giải thể.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM -

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cho hay, điểm nghẽn lớn nhất trong việc thực thi pháp luật đối với quy trình, thủ tục làm dự án nhà ở xã hội là sự phối hợp thiếu đồng bộ và đùn đẩy giữa các sở, ngành, quận, huyện, dẫn đến việc giải quyết thủ tục hành chính đối với dự án nhà ở xã hội vẫn chậm, mất nhiều thời gian, làm nản lòng doanh nghiệp.

Ông Châu kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền nên xây dựng “Nghị quyết thí điểm của Quốc hội” cho phép UBND cấp tỉnh được chỉ định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong trường hợp sử dụng đất công. Đề xuất này nếu được thông qua sẽ rút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục hành chính và giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho cả Nhà nước và nhà đầu tư .

HoREA đã có văn bản gửi Ban Chính sách chiến lược Trung ương kiến nghị thí điểm cho phép UBND cấp tỉnh chỉ định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, trong trường hợp sử dụng đất công. Điều này xuất phát từ việc đối với dự án nhà ở xã hội sử dụng đất công, Luật Nhà ở 2023 quy định phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. HoREA cho rằng, nếu có từ 2 nhà đầu tư trở lên quan tâm nộp hồ sơ đăng ký tham gia thì tốn rất nhiều thời gian, bởi phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thời gian ít nhất là hơn 500 ngày.

Các tin khác

VietinBank thông báo quan trọng: Sẽ dừng giao dịch rút tiền, chuyển khoản đối với trường hợp khách hàng dưới đây từ ngày 1/7/2025

Từ 1/7, VietinBank sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ thanh toán/rút tiền tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử đối với khách hàng tổ chức chưa hoàn thành đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.

Lần đầu tiên sau 30 năm, Walmart hồi sinh ngoạn mục nhờ AI, khiến Amazon phải chạy theo học hỏi, tương lai siêu thị biến thành nhà kho TMĐT đang đến rất gần

Từng bị Amazon vượt qua vì bỏ lỡ làn sóng TMĐT đầu tiên, Walmart giờ đây đang hồi sinh ngoạn mục nhờ tận dụng triệt để ưu thế AI khi mảng TMĐT lần đầu tiên báo lãi sau 30 năm và có tốc độ tăng trưởng gấp đôi đế chế của Jeff Bezos.

Thế hệ F2 gia tăng sở hữu tại doanh nghiệp gia đình

Ông Nguyễn Trọng Minh, con trai ông Nguyễn Trọng Thông - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô - muốn chi hơn trăm tỷ mua vào 4 triệu cổ phiếu HDG; ông Lê Viết Hiếu, con trai của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình - sẽ bỏ ra số tiền khoảng 3 tỷ đồng để mua vào 500.000 cổ phiếu HBC.