Doanh nghiệp

Tiền điện tăng 4,8% từ ngày mai 10.5

Tóm tắt:
  • Từ ngày 10.5, mỗi kWh điện tăng 4,8%, lên 2.204,7 đồng theo quyết định của EVN.
  • Giá bán lẻ điện bình quân mới là 2.204,0655 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên.
  • Dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 khoảng 12,2%, sản lượng toàn hệ thống tăng 33,6 tỉ kWh.
  • Hộ nghèo và hộ chính sách xã hội vẫn được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 599/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 10.5.2025. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 1279 ngày 9.5.2025 quy định về giá bán điện, trong đó ban hành giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và giá bán lẻ điện cho các đơn vị bán lẻ điện. 

Giá điện được xét thay đổi 3 tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, theo Nghị định 72 của Chính phủ. Tức là, mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi giá. Gần nhất giá điện được điều chỉnh vào 11.10.2024, duy trì từ đó cho đến nay. Như vậy, sau 8 tháng giá mới được thay đổi và đây là lần tăng đầu tiên trong năm nay.

Tiền điện tăng 4,8% từ ngày mai 10.5- Ảnh 1.

Hóa đơn tiền điện sẽ tăng tiếp trong tháng 5 do điều chỉnh giá bán điện

ẢNH: EVN

Theo EVN, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể. Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng, hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng theo chủ trương của Chính phủ.

EVN dự báo, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỉ kWh so với năm 2024.

Về cơ cấu nguồn điện năm 2025, thủy điện với giá thành thấp chỉ cung cấp được khoảng 25% sản lượng toàn hệ thống; còn lại 75% sản lượng hệ thống được cung cấp từ các nguồn điện có giá thành cao như nhiệt điện than, khí, dầu, năng lượng tái tạo... Đối với sản lượng điện tăng thêm của hệ thống về cơ bản phải huy động từ các nguồn điện có giá thành cao như: nguồn nhiệt điện chạy dầu, nguồn nhiệt điện tuabin khí hóa lỏng (LNG) và nguồn nhiệt điện than nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, tỷ giá ngoại tệ (USD) diễn biến khó lường, tăng cao. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí khâu phát điện, nơi chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong giá thành sản xuất điện.



Các tin khác

Khi các hãng hàng không bán ‘hàng xén’ thu tiền tỷ

Bán vé máy bay kèm sớ cúng, đồ lễ; bán trà sữa; bán đá lạnh… là những món hàng tưởng chỉ có tại các chợ truyền thống, nhưng nay được nhiều hãng hàng không thực hiện. Điều đáng nói, doanh thu từ “tiệm tạp hóa trên mây” không nhỏ chút nào.

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai gây bất ngờ

Hôm nay (9/5), khối ngoại đảo chiều bán ròng, dòng tiền trong nước cũng trở nên thận trọng hơn. VN-Index đóng cửa giảm nhẹ, thiếu nhóm ngành đủ mạnh dẫn dắt thị trường. Trong khi đó, QCG bất ngờ tăng trần.

TTC AgriS “ra riêng” - Độc lập từ ngôi nhà mới?

Ngày 07/05, TTC AgriS (AgriS, HOSE: SBT) chính thức vận hành trụ sở mới đạt chuẩn LEED Gold tại TP.HCM, đánh dấu sự hoạt động độc lập. Hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng lớn mạnh về quy mô và tốc độ phát triển được xem là động lực tách rời TTC Group.

Gỡ "nút thắt" từ thực tiễn triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Nhiều bất cập từ thực tế triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được các đại biểu nêu lên nhằm kiến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp tại hội thảo lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2023/NĐ-CP và Thông tư số 32/2023/TT-BYT – hai văn bản quan trọng hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) năm 2023. Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức, ngày 9/5.