Sức khỏe

Thủ phạm trong rừng khiến bệnh nhân nhiễm trùng huyết, sốt cao kéo dài

Tóm tắt:
  • Người đàn ông lớn tuổi bị sốt cao kéo dài sau khi bị sinh vật giống vắt cắn khi đi rừng.
  • Bệnh viện Nhân dân 115 chẩn đoán nhiễm trùng huyết hiếm do vi khuẩn qua vết cắn không được xử lý đúng.
  • Bệnh nhân được điều trị kháng sinh phổ rộng, khỏi sốt và cải thiện nhanh chỉ số sinh học sau 2 ngày.
  • Vi khuẩn Klebsiella pneumoniae có thể gây nhiễm trùng nặng qua vết cắn từ côn trùng hút máu như vắt, đỉa, muỗi.
  • Người dân nên mặc đồ bảo hộ và xử lý vết thương kỹ sau khi bị côn trùng cắn để phòng nguy cơ nhiễm trùng.

Ngày 5/5, đại diện Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho hay đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca nhiễm trùng huyết hiếm gặp.

Nam bệnh nhân (khoảng 70 tuổi) nhập khoa Hồi sức tích cực và Chống độc trong tình trạng sốt cao kéo dài suốt 5 ngày không rõ nguyên nhân. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận tình trạng tiểu cầu giảm, trong khi đó men gan tăng liên tục, gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Tín, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115, ngay sau khi khám lâm sàng và xét nghiệm, những nguyên nhân thường gặp tại Việt Nam như sốt rét, sốt xuất huyết... đã nhanh chóng được loại trừ. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn sốt dai dẳng, các chỉ số sinh học bất thường vẫn tiếp tục tiến triển.

Khai thác bệnh sử, người bệnh cho hay ông từng bị một sinh vật giống con vắt cắn vào chân khi đi rừng khoảng 2 tuần trước. Vết cắn gây rỉ máu kéo dài nhưng chỉ được xử lý sơ sài tại nhà.

Thủ phạm trong rừng khiến bệnh nhân nhiễm trùng huyết, sốt cao kéo dài - 1

Vắt sống nhiều trong môi trường ẩm ướt của rừng rậm (Ảnh minh họa: Jungle Boss).

Theo bác sĩ Tín, đây là yếu tố gợi ý lâm sàng quan trọng bởi các sinh vật hút máu như vắt, đỉa, muỗi rừng… có thể là vật chủ trung gian mang theo vi khuẩn gây bệnh. Vết cắn làm tổn thương da, trở thành cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt nếu không được xử trí đúng cách.

Dựa trên dữ liệu lâm sàng và bệnh sử, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết và bắt đầu điều trị bằng hai loại kháng sinh phổ rộng.

Chỉ 2 ngày sau đó, người bệnh hết sốt, các chỉ số tiểu cầu bắt đầu tăng trở lại, men gan giảm dần.

Theo bác sĩ Tín, nhiễm trùng huyết do vết cắn từ côn trùng hút máu không phổ biến nhưng không hiếm gặp.

Trong nhiều trường hợp, tác nhân có thể là Klebsiella pneumoniae - một loại vi khuẩn gram âm có độc lực cao, có thể gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm. Ngoài ra, các loại côn trùng như vắt, đỉa, muỗi rừng... có thể là trung gian mang vi khuẩn. Khi lớp da rách, vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng nếu không được xử trí đúng cách.

Từ trường hợp trên, các bác sĩ cảnh báo người dân, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc có bệnh nền, cần đặc biệt cẩn trọng khi đi rừng hoặc tới các khu vực có nhiều côn trùng, sinh vật hút máu.

Mọi người nên mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thuốc chống côn trùng và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với môi trường rừng rậm.

Trong trường hợp bị côn trùng cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, theo dõi kỹ các dấu hiệu như sưng đỏ, mưng mủ, chảy dịch hoặc sốt kéo dài.

Khi có triệu chứng bất thường hoặc xét nghiệm cho thấy chỉ số sinh học bất ổn, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

BIDV Next Gen Future Leader – Bệ phóng vững chắc cho thế hệ kế nghiệp tương lai

Với mục tiêu đồng hành và phát triển thế hệ kế nghiệp cho các khách hàng sở hữu khối tài sản lớn, BIDV ra mắt chương trình "Next Gen Future Leader" cung cấp các kiến thức quản trị tài sản, kinh doanh, nền tảng tư duy lãnh đạo hiện đại, kỹ năng quản lý hiệu quả và mạng lưới kết nối vững chắc dành cho thế hệ kế tiếp.

Novaland chi nghìn tỷ mua khu du lịch dù đang nợ đầm đìa

Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn Novaland đang có nợ phải trả 185.951 tỷ đồng nhưng trong 3 tháng qua vẫn chi 1.406 tỷ để góp vốn vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.

Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô

Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.

Người đàn ông được tái tạo dương vật sau biến chứng tiểu đường hiếm gặp

Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp với Bệnh viện E thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép da và tạo hình dương vật cho bệnh nhân H.V.Q, 59 tuổi, trú tại Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là một ca bệnh đặc biệt, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa để mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.