Kỹ năng sống

Thịt nấu lâu với lửa nhỏ có tốt hơn? Nhắc bạn 4 sai lầm khi nấu thịt phí hoài dinh dưỡng

Việc nấu thịt lâu với lửa nhỏ là thói quen phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ bởi yêu thích hương vị đặc biệt, kết cấu mềm mại của thịt mà còn cho rằng chúng dễ tiêu hóa hơn. Thực tế, kiểu nấu thịt này đúng là có tác dụng tốt với người tiêu hóa kém nhưng cũng khiến bạn phải đánh đổi nhiều thứ. Đồng thời, nó không cần thiết và không có tác dụng nhiều với người khỏe mạnh. Nhìn chung, không nên nấu thịt quá lâu dù ở nhiệt độ cao hay thấp.

Thịt nấu lâu với lửa nhỏ có tốt hơn? Nhắc bạn 4 sai lầm khi nấu thịt phí hoài dinh dưỡng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thịt nấu lâu với lửa nhỏ làm thịt mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa hơn. Quá trình này giúp các sợi cơ trong thịt bị thủy phân nhẹ, nhờ đó làm mềm các mô cơ, bao gồm cả collagen, chuyển thành gelatin. Nhưng kiểu nấu này khiến thịt mất nước sẵn có của chúng và các vitamin tan trong nước - đặc biệt là vitamin nhóm B cùng một số khoáng chất dễ bị mất đi. Nấu thịt ở nhiệt độ thấp, lửa nhỏ ngay từ đầu, nhất là với thịt đông lạnh còn có thể tiềm ẩn nguy cơ chưa tiêu diệt được vi khuẩn.

Khi thịt nấu quá lâu, các axit béo không bão hòa có thể bị phá hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn. Với người khỏe mạnh, việc ăn thịt nấu chậm không gây hại và là một phương pháp chế biến an toàn. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout hoặc có nồng độ axit uric cao, nước dùng từ thịt không nên uống vì nó chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

4 sai lầm khi nấu thịt làm giảm dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe

Ngoài nấu thịt quá lâu, còn có 4 sai lầm khác khi nấu thịt làm giảm dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe như:

Nấu thịt ở nhiệt độ quá cao

Nấu thịt ở nhiệt độ quá cao có thể làm mất đi một phần dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất dễ bị phân hủy dưới nhiệt độ cao. Quá trình này khiến protein trong thịt bị phân hủy quá mức, làm giảm giá trị dinh dưỡng và gây ra các hợp chất không có lợi cho sức khỏe như các amin dị vòng hoặc chất độc hại như acrylamide. Nhất thời có thể gây giảm hương vị, khó tiêu hóa còn lâu dài có thể mắc nhiều bệnh tật, thậm chí tăng nguy cơ ung thư.

Nấu thịt với nhiều gia vị, nhất là muối

Thịt nấu lâu với lửa nhỏ có tốt hơn? Nhắc bạn 4 sai lầm khi nấu thịt phí hoài dinh dưỡng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nấu thịt với quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối, có thể gây hại cho sức khỏe. Muối dư thừa làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và tổn thương thận. Nó cũng gây giữ nước, tăng áp lực lên hệ tim mạch, dễ dẫn đến suy tim.

Ngoài ra, gia vị mạnh che lấp hương vị tự nhiên của thịt, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và gây khó tiêu. Các gia vị như tiêu hay ớt cũng có thể kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nấu thịt chung với thực phẩm có tính axit cao

Một sai lầm khác khi nấu thịt là việc kết hợp thịt với các thực phẩm có tính axit cao, nhất là ở lửa lớn với như cà chua hoặc giấm. Việc nấu thịt chung với các thực phẩm này có thể làm thay đổi cấu trúc của protein trong thịt, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và gây khó tiêu. Các phản ứng hóa học xảy ra khi thịt tiếp xúc với thực phẩm axit có thể tạo ra các hợp chất có hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ thường xuyên trong thời gian dài.

Nấu thịt chưa chín kỹ hoặc bị cháy

Thịt nấu lâu với lửa nhỏ có tốt hơn? Nhắc bạn 4 sai lầm khi nấu thịt phí hoài dinh dưỡng- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Thói quen nấu và ăn thịt tái, chưa chín kỹ hoặc bị cháy, khét đều không tốt. Ngoài giảm dinh dưỡng, còn rất hại cho sức khỏe. Nấu thịt chưa chín kỹ có thể gây ra nguy cơ nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn như Salmonella, E. coli hoặc Listeria có thể tồn tại trong thịt sống hoặc chưa chín hoàn toàn, gây hại cho sức khỏe.

Trong khi đó, khi thịt bị cháy, khét không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn tạo ra các hợp chất độc hại như acrylamide và các amin dị vòng, có thể tăng nguy cơ ung thư.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Sohu

Cùng chuyên mục

Đọc thêm