Khoa học

Thăm "đảo khỉ" giữa khu vườn đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam

Thăm 'đảo khỉ' giữa khu vườn đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam- Ảnh 1.

"Đảo khỉ" với diện tích 4ha nằm lọt thỏm giữa lòng hồ Ngàn Trươi (thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh). Đây là hòn đảo được dùng làm địa điểm để tái thả những con khỉ về với môi trường tự nhiên, đồng thời phục vụ cho công tác kiểm tra, theo dõi quá trình thích ứng của đàn khỉ ở môi trường mới - Ảnh: LÊ MINH

Vườn quốc gia Vũ Quang được biết đến là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam với nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn, nằm trong một vùng sinh thái có mức độ quan tâm toàn cầu, có vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, an ninh môi trường cho vùng Trung Trường Sơn và cả khu vực ASEAN.

Ngoài việc bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều khu vực tại Vườn quốc gia Vũ Quang cũng là địa điểm tái thả nhiều loài động vật quý hiếm về với môi trường tự nhiên, trong đó có "đảo khỉ".

Hơn 1 năm qua, Vườn quốc gia Vũ Quang phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á tiến hành tái thả 25 con khỉ lên đảo. Đến nay hiện còn 12 con sinh sống trên đảo này, 13 con khỉ khác đã đến những địa điểm khác của vườn.

Chuyển khỉ lên "đảo khỉ" chuẩn bị thả về tự nhiên - Ảnh: LÊ MINH

Chuyển khỉ lên "đảo khỉ" chuẩn bị thả về tự nhiên - Ảnh: LÊ MINH

Khỉ được thả lên đảo gồm nhiều loài như khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ mặt đỏ - Ảnh: LÊ MINH

Khỉ được thả lên đảo gồm nhiều loài như khỉ đuôi lợn, khỉ mốc, khỉ mặt đỏ - Ảnh: LÊ MINH

Sau thời gian ngắn lên đảo, chúng đã sống theo bầy đàn và thích nghi với môi trường mới khá tốt - Ảnh: LÊ MINH

Sau thời gian ngắn lên đảo, chúng đã sống theo bầy đàn và thích nghi với môi trường mới khá tốt - Ảnh: LÊ MINH

Đàn khỉ này do Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận từ Hạt kiểm lâm huyện Kim Môn (tỉnh Hải Dương). Sau thời gian theo dõi, chăm sóc, nhận thấy đủ điều kiện sinh tồn nên thả về môi trường tự nhiên. Thời gian đầu mới tái thả, các cán bộ vườn thường xuyên đến quan sát, theo dõi quá trình hoạt động của đàn khỉ - Ảnh: LÊ MINH

Đàn khỉ này do Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp nhận từ Hạt kiểm lâm huyện Kim Môn (tỉnh Hải Dương). Sau thời gian theo dõi, chăm sóc, nhận thấy đủ điều kiện sinh tồn nên thả về môi trường tự nhiên. Thời gian đầu mới tái thả, các cán bộ vườn thường xuyên đến quan sát, theo dõi quá trình hoạt động của đàn khỉ - Ảnh: LÊ MINH

Ông Nguyễn Việt Hùng - trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế (Vườn quốc gia Vũ Quang) - cho biết quá trình khảo sát nhận thấy "đảo khỉ" có thảm thực vật đủ cung cấp nguồn thức ăn cho đàn khỉ, nên đã chọn làm địa điểm tái thả khỉ ra môi trường. Trong ảnh: Biển cảnh báo khu vực có đàn khỉ tái thả sinh sống - LÊ MINH

Ông Nguyễn Việt Hùng - trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế (Vườn quốc gia Vũ Quang) - cho biết quá trình khảo sát nhận thấy "đảo khỉ" có thảm thực vật đủ cung cấp nguồn thức ăn cho đàn khỉ, nên đã chọn làm địa điểm tái thả khỉ ra môi trường. Trong ảnh: Biển cảnh báo khu vực có đàn khỉ tái thả sinh sống - LÊ MINH

Đàn khỉ được tái thả lên đảo chia làm 2 đợt, với 25 con khỉ thuộc nhóm IIB. Sau quá trình quan sát và theo dõi, hiện tại còn 12 con khỉ trên đảo gồm 2 con khỉ mặt đỏ, 1 con khỉ mốc, 6 con khỉ đuôi lợn và 3 con khỉ vàng - Ảnh: LÊ MINH

Đàn khỉ được tái thả lên đảo chia làm 2 đợt, với 25 con khỉ thuộc nhóm IIB. Sau quá trình quan sát và theo dõi, hiện tại còn 12 con khỉ trên đảo gồm 2 con khỉ mặt đỏ, 1 con khỉ mốc, 6 con khỉ đuôi lợn và 3 con khỉ vàng - Ảnh: LÊ MINH

Cùng chuyên mục

Đọc thêm