Doanh nghiệp

Tân Tạo (ITA) giải trình về việc hạch toán nhầm hơn 1.300 tỷ đồng tạm ứng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA) vừa có văn bản giải trình về việc điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với nguyên nhân là hạch toán sai tài khoản giữa phải thu khác và đầu tư khác. 

Cụ thể theo văn bản giải trình, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2019, 2020, 2021 và năm 2022 đã thông qua và ủy quyền cho Hội đồng quản trị là Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến hay (Maya Dangelas) đại diện ra các quyết định hợp tác, liên doanh Dự án Khu dược phẩm công nghệ cao và kính thông minh.

Khoản ủy thác đầu tư này tính tới 30/6/2022 là 1.335 tỷ đồng phải hạch toán vào đầu tư khác nhưng kế toán đã hạch toán nhầm vào phải thu khác dẫn đến nợ phải thu của Bà Đặng Thị Hoàng Yến tăng. Tân Tạo giải trình thực chất đây là khoản ủy thác đầu tư theo như Nghị quyết ĐHĐCĐ đã thông qua.

Ngoài ra, Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2022 đã thống nhất về việc để bảo vệ lợi ích của các cổ đông từ rủi ro của Dự án điện Kiên Lương do CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC) đầu tư, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã đồng ý nhận trách nhiệm chuyển nhượng 20,69% cổ phần ITACO nắm giữ tại TEDC tương đương số tiền 1.655 tỷ đồng.

Tính tới 30/6/2022, công tác chuyển nhượng đã hoàn tất, bà Đặng Thị Hoàng Yến đã thanh toán cho Tân Tạo số tiền 1.022 tỷ đồng. Số tiền Bà Đặng Thị Hoàng Yến còn phải thanh toán cho Tân Tạo là 633 tỷ.

"Như vậy khoản phải thu bà Đặng Thị Hoàng Yến phát sinh là do khoản chuyển nhượng cổ phần nói trên", trích văn bản giải trình của Tân Tạo.

Dự án điện Kiên Lương bị loại khỏi Tổng sơ đồ Điện 7 nên không thể tiếp tục triển khai, toàn bộ số tiền 1.655 tỷ đồng của ITACO góp vào dự án điện này có nguy cơ mất trắng, hằng năm, công ty kiểm toán đều buộc ITACO phải trích lập dự phòng đưa vào khiến lợi nhuận giảm. Để bảo vệ lợi ích công ty, bà Yến đã nhận chuyển nhượng cổ phần của ITACO đển tránh cho Tân Tạo và nhà đầu tư thiệt hại vì sự ngưng trệ của dự án Kiên Lương.

Theo báo cáo công bố cuối tháng 7, ITA ghi nhận hơn 3.381 tỷ đồng từ khoản chi tạm ứng với các bên liên quan, tăng gấp 2,4 lần so với đầu năm. Trong đó, phần lớn là chi tạm ứng 1.937 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Hoàng Yến để tham gia các dự án tại Mỹ. Đây là khoản phát sinh đột biến vì những quý trước công ty chỉ chi vài chục tỷ đồng cho mục đích tương tự. 

Còn báo cáo sau khi đã đính chính công bố ngày 5/8, sự thay đổi ở phần nghiệp vụ với các bên liên quan, ITA đã tạm ứng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến số tiền hơn 633 tỷ đồng với mục đích là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên được thông qua ngày 29/4.

  Nguồn: Thuyết minh BCTC quý II/2022 đã đính chính của Tân Tạo công bố ngày 5/8.  

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Đà Nẵng kích cầu khách du lịch nhờ loại hình du lịch mới

Ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt nhiều chi tiêu bứt phá chỉ trong 7 tháng đầu năm 2022. Để tiếp tục “giữ nhiệt” du lịch, Đà nẵng cần nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến các loại hình du lịch mới nhằm đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của du khách trong tình hình mới.

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Nhiều bài học, kinh nghiệm "xương máu" đã được rút ra với các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong môi trường thương mại quốc tế phức tạp và khốc liệt sau vụ 76 container hạt điều bị lừa đảo ở Italia...

Vì sao vỡ mô hình bệnh viện tự chủ?

Theo nhiều chuyên gia y tế, về mặt lí thuyết, cơ chế tự chủ được xem là chính sách “cởi trói” cho các đơn vị y tế công lập từng bước chủ động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, tình trạng không có bệnh nhân, không có doanh thu, giá viện phí thấp là nguyên nhân khó bảo đảm đời sống cho cán bộ, nhân viên y tế, từ đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Cuộc đua hạ tầng tại Đồng bằng sông Cửu Long

So với các vùng lân cận, Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong việc kết nối hạ tầng. Trước bối cảnh đó, từ đầu năm đến nay, các địa phương tại ĐBSCL đang tích cực đẩy mạnh đầu tư, triển khai nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn.