Kỹ năng sống

Tắm nước lạnh có thể gây đau tim! Chuyên gia nhắc nhở 3 chú ý khi tắm trong thời tiết nóng nực để bảo vệ sức khỏe bản thân

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới, nắng nóng có thể đạt tới ngưỡng nhiệt độ khoảng 38-39 độ C. Nắng nóng và nắng nóng gay gắt còn có khả năng kéo dài trong tháng 7, tháng 8. Thời gian tới, nhiệt độ nắng nóng trong khoảng 38-39 độ C sẽ trở lại. 

Trước tình hình thời tiết nắng nóng và nhiệt độ tăng cao trên diện rộng, nhiều người chọn cách tắm nước lạnh để hạ nhiệt. Biện pháp này tuy giúp bạn cảm thấy mát mẻ tức thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tắm nước lạnh có thể gây đau tim! Chuyên gia nhắc nhở 3 chú ý khi tắm trong thời tiết nóng nực để bảo vệ sức khỏe bản thân - Ảnh 1.

Tắm nước lạnh, cẩn thận đau tim

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước lạnh có thể gây kích thích cho da và mạch máu của con người. Bản thân nhiệt độ cơ thể cao, mạch máu da ở trạng thái giãn nở, quá trình tuần hoàn máu được đẩy nhanh. Khi cơ thể gặp nước lạnh dễ khiến hệ thần kinh bị kích thích dẫn đến tim đập nhanh, máu bị đẩy nhanh, tăng áp lực cho tim, thậm chí gây bệnh mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…

Đối với người bình thường, tắm nước lạnh đúng cách quả thực có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhưng trước khi tắm nước lạnh, cần giảm thân nhiệt xuống trạng thái bình thường nhất có thể để cơ thể có quá trình thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ.

Tiếp xúc với nước lạnh đột ngột sẽ làm tăng trương lực giao cảm, khiến nhiệt độ da giảm nhanh chóng, dẫn đến huyết áp tăng cao, gây nguy hiểm cho tim mạch.

Nếu bạn muốn hạ nhiệt, bạn cũng có thể tắm nước ấm

Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: tắm nước lạnh để hạ nhiệt không phải tốt hơn sao, nước ấm làm sao có thể hạ nhiệt cho cơ thể?

Trên thực tế, tắm nước lạnh quả thực có thể hạ nhiệt, nó có thể nhanh chóng loại bỏ một phần nhiệt lượng trên bề mặt cơ thể người, làm giảm nhiệt độ cơ thể.

Tuy nhiên, việc làm mát này không kéo dài được lâu, sau một thời gian ngắn, nước lạnh sẽ kích thích các mạch máu trên bề mặt da khiến chúng co lại, điều này càng bất lợi cho quá trình tản nhiệt của cơ thể. Đồng thời, để duy trì thân nhiệt ổn định, cơ thể con người sẽ tăng sinh nhiệt sau khi bị nước lạnh kích thích, cuối cùng sẽ dẫn đến thân nhiệt tăng cao.

Nếu bạn muốn hạ nhiệt bằng cách đi tắm, tốt hơn hết hãy tắm nước ấm. Nhiệt độ nước nên được giữ ở 35~37°C, hiệu quả hạ nhiệt cho cơ thể sẽ tốt hơn so với nước lạnh .

Nhiệt độ nước cụ thể có thể được điều chỉnh tùy theo khả năng cảm nhận nhiệt độ thực tế của cá nhân và điều kiện thời tiết trong ngày tắm.

Khi tắm vào mùa hè, chúng ta cần chú ý 3 điểm sau

    Tần suất tắm gội

Để đảm bảo làn da khỏe mạnh và tránh xa những phiền toái của mùi hôi trên cơ thể một cách hiệu quả thì việc hình thành thói quen tắm rửa thường xuyên là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết tần suất tắm thế nào mới là đủ và hợp lý.

Trên thực tế, đối với mỗi người, lượng mồ hôi tiết ra khác nhau nên tần suất tắm phù hợp cũng sẽ không giống nhau. Bình thường, tần suất tắm phải tỷ lệ thuận với lượng mồ hôi, tức là càng đổ nhiều mồ hôi thì tần suất tắm càng cao.

Trong thời tiết tương đối nóng của mùa hè, các chuyên gia sức khỏe cho rằng chúng ta nên tắm mỗi ngày một lần là đủ. Tắm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thân nhiệt.

    Tắm nước lạnh có thể gây đau tim! Chuyên gia nhắc nhở 3 chú ý khi tắm trong thời tiết nóng nực để bảo vệ sức khỏe bản thân - Ảnh 2.

     Cách dùng lực khi tắm

Đối mặt với làn da bụi bẩn hay nhiều tế bào chết, nhiều người sẽ chọn cách tác động lực quá mạnh, vì nghĩ rằng lực chà xát càng mạnh thì cơ thể càng sạch.

Trên thực tế, trên bề mặt da của con người chúng ta có một lớp “hàng rào bảo vệ” , có tác dụng ngăn bụi và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người một cách hiệu quả, xong vẫn đạt được hiệu quả dưỡng ẩm cho da.

Còn thứ chúng ta loại bỏ khi tắm chỉ là chất được tạo thành do hỗn hợp dầu, mồ hôi và bụi bẩn do da người tiết ra, nên kỳ cọ đúng cách sẽ dễ dàng loại bỏ nó.

Tuy nhiên, nếu bạn kỳ cọ quá nhiều, da sẽ tấy đỏ và đau rát, điều này chắc chắn sẽ phá hủy hàng rào bảo vệ trên bề mặt da, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị ngứa hơn.

    Khoảng thời gian tắm

Một trường hợp phổ biến, nhiều người tắm trong thời gian dài. Việc ở trong phòng tắm kín trong thời gian dài thường dẫn đến tình trạng thiếu oxy và lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ. Do phòng tắm kín, không khí lưu thông kém, sau khi tắm rửa xong bạn sẽ cảm thấy tức ngực và khó chịu.

Tắm nước lạnh có thể gây đau tim! Chuyên gia nhắc nhở 3 chú ý khi tắm trong thời tiết nóng nực để bảo vệ sức khỏe bản thân - Ảnh 3.

Khuyến cáo thời gian tắm không nên quá lâu, tuyệt đối không để cơ thể cảm thấy khó chịu mới trở ra. Theo quan điểm lý thuyết, chỉ nên tắm 10-15 phút là đủ, ngay cả khi tắm bồn, bạn cũng không nên ngâm mình quá 20 phút.

Theo Aboluowang


Cùng chuyên mục

Đọc thêm