Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Thanh khoản SHB đột biến, VCB tiếp tục bị khối ngoại bán ròng hàng trăm tỷ đồng

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, SHB thanh khoản đột biến

Trong tuần qua (11/7 - 15/7), nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa với 14/27 mã tăng giá, 11 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.

Trong đó, cổ phiếu SHB tăng mạnh nhất toàn ngành với mức tăng 7,7%. Riêng phiên 13/7, cổ phiếu này tăng kịch trần với thanh khoản đột biến, đạt hơn 36 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái và gấp nhiều lần mức trung bình vài tháng trở lại. Kết tuần, cổ phiếu SHB dừng ở mức 14.650 đồng/cp, thấp hơn 35% so với thời điểm đầu năm.

Xếp sau SHB lần lượt là OCB và LPB với mức tăng 5,8 và 5,7%. Cả 2 cổ phiếu này đều có diễn biễn giá tích cực trong phiên 13/7.

Hai đại diện của nhóm ngân hàng quốc doanh là CTG và BID cũng kết tuần trong sắc xanh với mức tăng lần lượt là 4,2% và 2,3%. Trong khi đó, VCB lại giảm 2,3%.

Cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh mạnh nhất tuần qua là KLB với mức giảm 5,9%, kết tuần còn 24.100 đồng/cp. Với phiên 11/7 giảm mạnh, giá cổ phiếu TCB đã thấp hơn 3,9% so với tuần trước đó; qua đó, ảnh hưởng tiêu cực tới VN-Index trong tuần, chỉ đứng sau MWG.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng đi ngang trong tuần qua. Cụ thể, trong tuần có tổng cộng 482 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, thấp hơn 7 triệu cp so với tuần trước; song giá trị giao dịch lại chỉ còn 11.042 tỷ đồng, giảm 9%.

Trong đó, STB dù vẫn đứng vị trí dẫn đầu, song khối lượng giao dịch đã giảm gần 22% so với tuần trước đó xuống còn 82,8 triệu đơn vị. Mặt khác, tính chung trong 5 ngày giao dịch, thanh khoản của cổ phiếu SHB tăng vọt lên gần 79 triệu đơn vị, gần gấp đôi so với tuần trước đó và cao thứ hai toàn ngành.

Lần lượt xếp sau đó là các mã MBB, VPB, LPB, TCB và CTG với khối lượng giao dịch là 54,7 triệu, 46,9 triệu, 37 triệu, 28,9 triệu và 26,2 triệu đơn vị.

Trong tuần này, HDB không còn được khối ngoại gom mua. Dù vậy, hai mã STB và CTG tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi mua ròng 77 tỷ và 35 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VCB tiếp tục bị bán ròng 104 tỷ đồng. Tính trong 2 tuần gần đây, VCB đã bị khối ngoại bán ròng 240 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, nhóm tự doanh có xu hướng thoát khỏi nhóm cổ phiếu "vua" khi bàn mạnh nhiều mã như TCB, VPB, ACB, MBB, .... Trong đó, TCB bị bán ròng hơn 64 tỷ đồng, VPB bị bán ròng 56 tỷ, ACB bán 50 tỷ đồng, ....

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật tuần qua

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết ngành ngân hàng phấn đấu điều hành giảm mặt bằng lãi suất từ 0,5-1%; ổn định tỷ giá khi giá cả hàng hóa tăng cao, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; kiểm soát lạm phát bình quân 4%; ....

ABBank cho biết tính đến hết tháng 6, ngân hàng đã sử dụng 99% hạn mức hạn mức tín dụng được giao từ đầu năm. 

Agribank ra thông báo định giá tài sản đối với tài sản của CTCP Nông dược HAI theo hai hợp đồng tín dụng phát sinh vào năm 2019 và 2021.

SeABank vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất với lợi nhuận trước thuế hai quý đầu năm đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành 115% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022. 

Theo ông Đào MInh Tú, Phó thống đốc NHNN, ngành ngân hàng sẵn sàng chỉ đạo gói tín dụng 20.000 tỷ đồng, thời hạn vay từ 3 tháng đến 3 năm với lãi suất bằng một nửa lãi suất cho vay hiện nay cho công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp, nhằm ngăn chặn tín dụng đen. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm