Tài chính

Tài chính hoá - Mô hình kinh doanh lí giải hiện tượng rất nhiều công ty nổi tiếng nhất thế giới đang thua lỗ hàng tỷ USD?

Uber báo cáo rằng nền tảng này ghi nhận lỗ gần 1,1 tỷ USD trong quý 3 năm 2020.

Pinterest đã lỗ 208 triệu USD trong quý 4.

AirBnb lỗ 696 triệu USD, Snapchat lỗ 944 triệu USD trong năm 2020.

Không thể đổ lỗi do dịch bệnh bởi vì trước đó những công ty này đã liên tục báo lỗ trong nhiều năm:

AirBnb đã lỗ 135 triệu USD năm vào 2015, lỗ 136 triệu USD vào năm 2016, 70 triệu USD vào năm 2017, 16 triệu USD vào năm 2018, 647 triệu USD vào năm 2019. Tổng số tiền lỗ từ năm 2008 đến nay đã vượt quá 2,8 tỷ USD.

Hãy quan sát tình hình hoạt động của công ty Snapchat qua biểu đồ dưới đây:

Tại sao rất nhiều công ty nổi tiếng đang thua lỗ hàng tỷ USD mỗi năm? - Ảnh 1.

Công ty này có trị giá khoảng 120 triệu USD. Tương đương với giá trị của các công ty như Blue Apron, Casper, Lime, Dropbox, Lyft, Peloton, Slack, Wayfair, WeWork, Deliveroo, SoundCloud, Ocado và Zillow.

Hầu hết các công ty này đều được thành lập từ hơn một thập kỷ trước và đều được chào bán công khai quy mô hàng tỷ USD mặc dù liên tục ghi nhận thua lỗ.

Theo chuyên gia chứng khoán "Năm 2018, 81% công ty của Mỹ phải chào bán công khai vì không tạo ra lợi nhuận."

Câu hỏi thực tế được đặt ra là: Điều gì khiến cho các công ty này tiếp tục tồn tại?

Tài chính hóa

Tất cả những công ty này đều kinh doanh dựa trên ý tưởng mới lạ và nhãn hiệu đẹp. Nhưng chúng không đủ vượt trội để được cấp bằng độc quyền sáng chế, vì vậy họ không đủ khả năng đối mặt với cạnh tranh tàn khốc.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh của họ căn bản đã cũ và không bền vững.

Trước đây, các công ty lớn thường sử dụng tài sản của họ để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Hiện nay, những công ty lớn hầu như không sở hữu tài sản cũng như không sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thay vào đó, họ đóng vai trò như những người trung gian. Những người sẽ kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng.

● Uber và Lyft không sở hữu ô tô hay trực tiếp đưa đón khách hàng.

● Facebook/IG/Snap không tạo ra nội dung giải trí cho người dùng.

● Amazon không sản xuất các sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến của họ.

● AirBnb không sở hữu nhà hay phòng nghỉ.

Vậy các công ty này làm thế nào để thống trị trong ngành kinh doanh của họ?

Câu trả lời chính là Tài chính hoá.

Tỷ phú Jeff Bezos là người đầu tiên thành công nhờ cách kinh doanh khôn ngoan này. Hiện nay, rất nhiều công ty "công nghệ" mới thành lập đang học theo chiến lược kinh doanh nguy hiểm của ông.

Quy trình rất đơn giản:

1. Tìm cách để "phá hủy" ngành công nghiệp của các nhà sản xuất thực sự (nhà xuất bản sách, nhà sáng tạo nội dung, tài xế…)

2. Tạo ra một trang web, ứng dụng hấp dẫn và thu một khoản phí lớn với tư cách là người môi giới.

3. Dùng nhiều phương tiện truyền thông để thu hút các nhà đầu tư thông qua nhiều vòng gọi vốn.

4. Thay vì chia lợi nhuận cho cổ đông, hãy sử dụng quỹ đầu tư ban đầu và lợi nhuận hàng năm để giữ ổn định cho doanh nghiệp và kìm hãm các đối thủ cạnh tranh. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn phát triển đủ nhanh để bù lại những khoản lỗ.

5. Khi bạn vượt qua đối thủ và bắt đầu kiếm được lợi nhuận, hãy nhanh chóng "nuốt chửng" các công ty mới thành lập trước khi họ bị doanh nghiệp khác mua lại.

Nhưng người khác sẽ nghĩ công ty của bạn như một con quái vật phi đạo đức và phản dân chủ.

Mô hình kinh doanh mới

Thông thường, giá của một căn nhà chính là số tiền lớn nhất mà một người dân địa phương có thể nhận từ việc thế chấp trong vòng 25-40 năm. Nhưng theo mô hình kinh doanh mới thì giá trị của một căn nhà sẽ tính bằng số tiền nhà đầu tư có thể thu được mỗi năm khi cho thuê căn nhà đó.

Cũng có một mô hình định giá mới cho doanh nghiệp.

Nếu như trong thời kỳ trước, việc lỗ liên tục có thể khiến các công ty như AirBnb bị mất giá và các nhà đầu tư sẽ tránh né bằng mọi giá.

Nhưng trong thời kỳ tài chính hóa như hiện nay. Phát triển nhờ những lời quảng cáo hết sức cường điệu, đầu tư vào Airbnb được coi là thông minh. Khi mới xuất hiện trên thị trường đầu tư công khai, công ty này được gán cho giá trị gần 90 triệu USD.

Theo mô hình định giá doanh nghiệp cũ: Giá cổ phiếu của một công ty = tài sản hữu hình có thể bán + lợi nhuận ròng + tăng trưởng dự kiến với bội số hợp lý.

Theo mô hình định giá doanh nghiệp mới: Giá cổ phiếu của một công ty = sự thổi phồng của truyền thông + hy vọng độc quyền toàn cầu trong tương lai.

Các công ty không còn bán hàng hóa và dịch vụ nữa, hiện nay sản phẩm kinh doanh thực sự của họ là giá của cổ phiếu.

Kinh doanh bằng cách "kể chuyện"

Seth Godin cho rằng tất cả những người làm về marketing đều là kẻ nói dối và những giám đốc điều hành của những tập đoàn công nghệ lớn nhất hiện nay là những nhà marketing thực thụ cuối cùng.

Họ dựng lên những câu chuyện và kể lại chúng hay tới mức mà thuyết phục được số lượng lớn những người trẻ tuổi đầu tư vào doanh nghiệp của họ để đẩy giá cổ phiếu lên cao.

Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) được coi là con số chính xác để so sánh giá cổ phiếu của một công ty với các công ty khác.

Tỷ lệ này dựa trên giá cổ phiếu hiện tại chia cho lợi nhuận sau 12 tháng trên mỗi cổ phiếu.

Nếu mỗi cổ phiếu có giá 10 USD, và tỷ lệ giá trên thu nhập là 10, có nghĩa là công ty sẽ kiếm được 10 USD cho mỗi cổ phiếu.

Nếu bạn mua một cổ phiếu với giá 10 USD, tỷ lệ giá trên thu nhập là 20, bạn sẽ mất khoảng 20 năm để hòa vốn.

Warren Buffett thích mua những cổ phiếu có tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) khoảng 12 và tỷ số cổ phiếu 500 khoảng 15.

Hãy đoán xem tỷ lệ P/E của chỉ số cổ phiếu 500 là bao nhiêu?

Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ. Tỷ lệ P/E hiện nay cao hơn hơn gấp đôi so với mức trung bình kéo dài hàng thế kỷ. Bất chấp đại dịch và một cuộc khủng hoảng thất nghiệp sắp xảy ra.

Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp nổi tiếng:

P/E của Netflix thường trên 50, của Amazon đang vượt qua 70, còn của Tesla hiện là hơn 300.

Có nghĩa là đầu tư 300 USD chỉ thu được 0,50 USD lợi nhuận. Bạn có muốn mua một doanh nghiệp với tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư là 0,0015% không? Bạn có mua lại một công ty sẽ mất hơn 600 năm để hòa vốn không?

Snap, Pinterest, Uber và Airbnb thậm chí không có tỷ lệ giá trên thu nhập bởi vì các công ty này chưa có lợi nhuận thực tế để đo lường.

Chào mừng đến với một nền kinh tế "bóc lột"

Tôi đã chán ngấy "những kẻ phá rối". Các công ty như Uber, Snap, Airbnb và Tesla không chỉ liên quan đến câu chuyện về cổ phiếu. Họ cần có ý tưởng hay và vốn đầu tư để giành chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh. Điều đó khiến cho xã hội xuất hiện sự phân chia giàu - nghèo, một số người trở nên rất giàu nhưng đa số những người còn lại sẽ nghèo hơn.

Những công ty này không muốn đóng góp cho xã hội mà muốn trở thành những tập đoàn săn mồi.

Như một độc giả đã nói: Điều khiến tôi kinh ngạc là Uber và Lyft chưa bao giờ tạo ra lợi nhuận, nhưng họ đã tiêu diệt ngành công nghiệp taxi và phá hủy sinh kế của nhiều người trong khi trả mức lương dưới mức tối thiểu cho chính tài xế của họ.

Tất cả các doanh nghiệp này đều sử dụng những cơ sở hạ tầng miễn phí và họ trả hàng triệu USD cho việc tuyên truyền rằng họ đang cố gắng thay đổi luật để bảo vệ người lao động. Nhưng đáng ra họ nên dùng số tiền đó để giúp chính nhân viên của mình!

Trên thực tế, các mô hình kinh doanh bóc lột và chèn ép như thế này sẽ không bền vững và cần phải loại bỏ vì chúng chỉ mang lại giá trị cho các cổ đông và gây thiệt hại cho đa số người tiêu dùng. Điều đó thật xấu xa.

Liệu chúng ta có nên tán thưởng họ vì điều đó không? Hay đã đến lúc chúng ta nên đặt ra câu hỏi về định nghĩa đóng góp "giá trị" cho xã hội là như thế nào?

Chúng ta có nên dừng việc đem lại lợi nhuận cho họ không?

Chúng ta có nên mạnh tay đánh thuế các doanh nghiệp không?

Chúng ta có nên bảo vệ người lao động khỏi nền kinh tế hợp đồng không?

Chúng ta có nên cấm tài chính hóa không?

Chúng ta có nên phải phá hủy các công ty độc quyền không?

Trong tương lai, các công ty khởi nghiệp phải phát triển doanh nghiệp với nền tảng kinh tế vững chắc, theo mô hình bền vững lâu dài. Với sự quan tâm sâu sắc đến người lao động, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà đầu tư và nền dân chủ. Thay vì trở nên vĩ đại và nổi tiếng trên danh nghĩa, họ cần thực sự mang lại lợi ích cho xã hội.

Tham khảo: SUR

Cùng chuyên mục

Đọc thêm