Sức khỏe

Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách

Tóm tắt:
  • Nội tạng động vật giàu dinh dưỡng, chứa nhiều đạm, vitamin A, sắt nhưng cũng nhiều cholesterol và chất béo xấu.
  • Chế biến không kỹ có thể gây lây lan vi khuẩn và ký sinh trùng, gây bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Óc bò và gan động vật có nguy cơ chứa độc tố, dẫn đến các bệnh nguy hiểm, thậm chí tử vong.
  • Người dân nên mua nội tạng tại cơ sở uy tín, tránh món sống và chọn loại tươi, không mùi hôi.
  • Nên hạn chế ăn nội tạng, đặc biệt đối với người cao tuổi và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

Nội tạng chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu

Nội tạng động vật bao gồm óc, tim, gan, thận, dạ dày, lòng... phần lớn đều giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều đạm, vitamin A, sắt... Tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu, gây bệnh rối loạn chuyển hóa.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nội tạng cung cấp sắt, giúp chống thiếu máu cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh nở. Các loại thực phẩm này cũng cung cấp nhiều vitamin A, giúp bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.

Mặc dù vậy, nhóm này chỉ nên ăn nội tạng ở mức vừa phải (2 - 3 lần/tuần). Mỗi lần, người lớn nên ăn 50-70g, trẻ em chỉ ăn 30-50g.

Ngoài ra, nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol. Người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì... nên hạn chế ăn món này. 

Dù là món ăn quen thuộc với nhiều người Việt, nội tạng có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người nếu không đảm bảo nguồn gốc và chế biến không hợp vệ sinh.

Nguy cơ lây lan vi khuẩn từ lòng, dạ dày

Lòng, dạ dày không được sơ chế kỹ, chưa nấu chín có thể làm lây lan vi khuẩn E. coli, Salmonella, Shigella... sang người. Đây là nguyên nhân gây các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Bên cạnh đó, khi ăn nội tạng nhiễm trứng hoặc ấu trùng chưa được nấu chín kỹ, người dùng có thể nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun xoắn, sán dây, sán chó...,  gây tổn thương não, gan, cơ, mắt và các cơ quan khác.

Óc bò, nếu không rõ nguồn gốc, có thể mang mầm bệnh não xốp bò (hay bệnh bò điên). Bệnh có thể truyền sang người, gây thoái hóa thần kinh nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Gan động vật, đặc biệt là gan bò và lợn, nếu được nuôi bằng nguồn thức ăn nhiễm nấm mốc, có thể chứa Aflatoxin - một loại độc tố do nấm Aspergillus flavus tiết ra. Nếu tích tụ trong cơ thể thời gian dài, chất này có thể gây ung thư gan. 

Ngoài ra, liên cầu khuẩn lợn có thể tồn tại trong máu, lòng, nội tạng và thịt của lợn, kể cả ở con vật khỏe mạnh. Khi ăn sản phẩm chế biến từ lợn chưa chín như tiết canh, nem chua, người ăn có thể nhiễm liên cầu khuẩn. Bệnh có thể gây viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp, xuất huyết nội tạng, thậm chí tử vong.

Do đó, khi mua nội tạng, người dân nên chọn loại còn tươi, đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua thực phẩm có màu vàng, tím sẫm hay có mùi hôi, tuyệt đối không ăn nội tạng sống, tái (như tiết canh, lòng luộc tái, nem chua).

Người dùng nên mua nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, tốt nhất là tại các siêu thị hoặc cơ sở uy tín.

Thành phần một số chất dinh dưỡng có nhiều trong các phủ tạng (hàm lượng có trong 100g thực phẩm ăn được)

 STT  Tên thực phẩm  Chất đạm (g)

Chất béo (g)

Cholesterol (mg)

Vitamin A (mcg)

Sắt (g)

 1 Óc lợn  9  9,5  2500    1,6
 2

Tim gà

 16  5,5      5,3
 3 Tim lợn  15,1  3,2  140  8  5,9
 4 Tim bò  15  3  150  6  5,4
 5 Gan bò  17,4  3,1    5000  9
 6 Gan gà  18,2  3,4  440  6960  8,2
 7 Gan vịt  17,1  4,7  400  2960  4,8
 8 Gan lợn  18,8  3,6  300  6000  12
 9 Thận lợn  13  3,1  375  150 8
10 Thận bò 12,5 1,8 400 330 7,1
11 Lưỡi lợn 14,2 12,8     2,4

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Lật tẩy chiêu "lách luật" sở hữu chéo ngân hàng

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát sở hữu chéo ngân hàng rất khó khăn trong trường hợp cổ đông và người có liên quan cố tình che giấu, nhờ cá nhân hay tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách luật.

Thế hệ ‘ăn bám’ ở Hàn Quốc: 77% người dưới 45 tuổi vẫn ‘xin tiền’ bố mẹ, 1,7 triệu thanh thiếu niên không việc làm, không trình độ và không được đào tạo

Khảo sát cho thấy 75,1% số người già trên 60 tuổi tại Hàn Quốc không muốn sống cùng con cái để giảm gánh nặng cho chúng. Thế nhưng trên thực tế ngày càng nhiều thanh thiếu niên và cả người trung tuổi đang ăn bám vào cha mẹ mình.

Xem xét cấp sổ hồng cho các dự án của Tập đoàn Novaland

Ngày 7.5, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng, Tổ trưởng Tổ công tác 5013, đã có buổi làm việc với Tập đoàn Novaland nhằm tháo gỡ vướng mắc để cấp giấy chứng nhận (sổ hồng) cho người mua nhà.