Thời sự

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển

Cây chết, người dân lấy về làm củi đun

Ngày 19/4/2023, tức sau 7 năm thực hiện dự án đánh chuyển hàng cây Kim Mã để làm nhà ga đường sắt trên cao tuyến Nhổn – ga Hà Nội, PV liên hệ với ông Nguyễn Văn Hưng (SN 1966, ở Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội, người cho thuê đất trồng cây) để tìm hiểu về hiện trạng của số cây này.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 1

106 cây xanh đường Kim Mã được chuyển về vườn ươm Đa Tốn. Ảnh chụp năm 2021.

Theo thông tin PV nhận được từ ông Hưng, toàn bộ số cây xanh đánh chuyển từ đường Kim Mã về vườn ươm Đa Tốn đã chết sạch.

“Cây không được chăm sóc nên chết hết rồi. Những cây nhỏ, mục thì người dân vào lấy về làm củi đun. Những cây xà cừ cổ thụ cũng chết, tróc hết vỏ, người ta chuyển đi đâu tôi không rõ.

Giờ tôi không thuê mảnh đất đó nữa, mà có một đơn vị vào đó san đất trồng cây. Người ta trồng cây mới hết rồi”, ông Hưng cho biết.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 2

Số cây bị bỏ mặc khiến nhiều cây cổ thụ chết, tróc vỏ. Ảnh chụp năm 2021.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 3

 Khu đất trồng cây nay đã được trồng thay thế bằng những cây mới. Ảnh chụp ngày 19/4/2023.

Năm 2021, PV từng đến vườn ươm này. 106 cây xanh đánh chuyển từ đường Kim Mã về đây được trồng thành hàng lối, có biển gắn tên cây. Một số cây đã chết, mục, tróc vỏ. Một số cây còn sống nhưng lay lắt.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 4

Những loài cây như phượng, bằng lăng… chết khô, mục ruỗng. Ảnh chụp năm 2021.

Theo khảo sát của mới nhất PV, 106 cây xanh này đã không còn. Thay vào đó, trong vườn đang trồng khoảng hơn chục cây gồm phượng, điệp, sữa… và ươm cây giống. Số cây này không phải cây đánh chuyển từ đường Kim Mã về. Xung quanh khu đất được rào bằng lưới sắt B40.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 5

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 6

 Những cây xanh mới trồng được cắt tỉa cành lá gọn gàng. Ảnh chụp ngày 19/4/2023.

Hàng cây bị bỏ rơi

Trước đó, năm 2016, để lấy diện tích thực hiện dự án đường sắt trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho di dời 106 cây xanh trên đường Kim Mã.

Sở Xây dựng cấp giấy phép dịch chuyển, chặt hạ cây xanh cho Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB). Sau đó, MRB ký hợp đồng với Công ty Beepro để thực hiện việc đánh chuyển cây xanh.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 7

 Những cây đánh chuyển trước kia được trồng thành hàng lối, giờ trồng rải rác và số lượng cũng ít hơn. Ảnh chụp ngày 19/4/2023.

Tiếp đó, Công ty Beepro đã thuê 3.000m2 đất của ông Nguyễn Văn Hưng (SN 1966, ở Đa Tốn) để trồng cây. Thời hạn thuê đất là 2 năm (từ 2/11/2016 đến 2/11/2018), chi phí thuê 150 triệu đồng/năm.

Theo ông Hưng, thời gian đầu, Công ty Beepro thuê một số người làm cây tại Văn Giang (Hưng Yên) lên chăm cây. Sau khoảng 2 tháng, cây đâm chồi, nảy lộc thì họ mời các bên liên quan và báo chí, truyền thông đến đưa tin rầm rộ.

Tuy nhiên, cũng kể từ đó trở đi, không còn ai đoái hoài đến hàng cây nữa. Không còn công nhân đến tưới nước, làm cỏ… Mùa hè, chúng bị bỏ mặc cho khô hạn nên một số cây đã chết.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 8

Nhiều cây chết khô bị người dân lấy về làm củi đun. Ảnh chụp năm 2021.

Ông Hưng phản ánh, không chỉ bỏ mặc cây, Công ty Beepro còn nợ tiền thuê đất của ông. Phía công ty mới trả 1 năm đầu tiên, còn từ đó trở đi ông không nhận được tiền.

Bên cạnh đó, hết thời hạn thuê đất 2 năm, Công ty Beepro cũng không đánh chuyển cây đi, khiến ông phải "đứng giữa ngã 3 đường". Lý do là vì mảnh đất ông Hưng cho Công ty Beepro thuê là đất ông Hưng đi thuê lại. Cuối cùng, tiền thuê đất không lấy được, cây hết hợp đồng không đánh chuyển đi khiến ông Hưng phải ôm một cục nợ.

Ông Hưng cũng đã nhiều lần liên hệ với phía Công ty Beepro nhưng không được. Ông tìm đến tận trụ sở công ty như ký trong hợp đồng nhưng nó hoàn toàn không tồn tại.

Số phận hẩm hiu của hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã sau 7 năm đánh chuyển - 9

Cây mới trồng không được gắn biển tên cây. Ảnh chụp ngày 19/4/2023.

Trải qua thời gian, những cây cổ thụ ở Kim Mã trồng ở Đa Tốn cứ chết dần, chết mòn do không có người chăm sóc. Ông Hưng nói, thời gian đầu vì còn yêu cây nên ông cất công tưới tắm cho chúng nhưng sau thấy không ai đoái hoài đến nó thì ông cũng bỏ mặc.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm