Kỹ năng sống

Sáng dậy dùng gia vị này pha nước uống, cả ngày tỉnh táo, tim mạch biết ơn, mỡ thừa “cuốn gói bỏ đi”

Tóm tắt:
  • Nước gừng ấm có nhiều lợi ích sức khỏe nếu uống vào buổi sáng.
  • Gừng giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, và làm tăng sự tỉnh táo.
  • Các nghiên cứu chỉ ra gừng hỗ trợ giảm huyết áp, cholesterol xấu và ngăn ngừa ung thư.
  • Uống nước gừng giúp giảm cân, cải thiện tiêu hóa và cân bằng đường huyết.
  • Cần lưu ý cách pha và đối tượng không nên uống nước gừng để tránh tác dụng phụ.

Loại gia vị đang được nhắc tới chính là gừng. Chỉ một vài lát gừng mỏng thả vào cốc nước ấm cũng có thể trở thành “vũ khí bí mật” mà nhiều người thông thái sử dụng để khởi động ngày mới. Dù chỉ là một gia vị nhỏ bé trong góc bếp, gừng lại chứa cả kho khoáng chất và hoạt chất sinh học có thể làm thay đổi sức khỏe toàn diện nếu biết cách sử dụng đúng lúc - đặc biệt là vào buổi sáng.

Lợi ích của việc uống nước gừng ấm vào buổi sáng

Nhanh tỉnh táo, giảm mệt mỏi

Gừng có khả năng kích thích tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu lên não, giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và minh mẫn hơn mà không cần tới caffeine. Trước khi uống, nên hít hà tinh dầu thông qua hương thơm của gừng để tỉnh táo nhanh.

Tim mạch khỏe, huyết áp ổn định

Sáng dậy dùng gia vị này pha nước uống, cả ngày tỉnh táo, tim mạch biết ơn, mỡ thừa “cuốn gói bỏ đi”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhiều nghiên cứu cho thấy, gừng có thể giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn mạch máu và cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride – hai tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch. Cộng thêm nước ấm, một ly nước gừng mỗi sáng là “bạn tốt” của tim mạch.

Phòng ngừa ung thư

Hoạt chất gingerol trong gừng có khả năng chống viêm mạnh và trung hòa gốc tự do - yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy gừng đặc biệt hiệu quả trong ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và tuyến tụy.

Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu tổng hợp năm 2019 tại Mỹ cho thấy, việc sử dụng gừng đều đặn giúp giảm trọng lượng cơ thể và tỉ lệ eo-hông rõ rệt. Gừng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, tăng cường trao đổi chất và ức chế cảm giác thèm ăn. Nó đặc biệt hiệu quả nếu uống khi bụng đói vào sáng sớm.

Giảm viêm, kháng khuẩn tự nhiên

Trong gừng có chứa gingerol - một hợp chất sinh học có khả năng chống viêm mạnh. Nhờ đó, uống nước gừng thường xuyên có thể giảm đau khớp, giảm viêm nội tạng và tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

Cân bằng đường huyết, ngừa tiểu đường

Một cốc nước gừng vào buổi sáng góp phần ổn định lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp cải thiện chỉ số HbA1c - chỉ số phản ánh đường huyết trung bình trong 3 tháng, rất có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Tốt cho tiêu hóa, giảm đầy bụng

Gừng kích thích tiết dịch tiêu hóa và làm giãn cơ đường ruột, nhờ đó giúp giảm tình trạng đầy hơi, trào ngược, khó tiêu. Uống nước gừng sau bữa ăn còn giúp rút ngắn thời gian tiêu hóa, tránh rối loạn tiêu hóa.

Dưỡng da, chống lão hóa

Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng lưu thông máu, đào thải độc tố, nhờ đó da sáng mịn và giảm nguy cơ nổi mụn. Ngoài ra, khả năng chống viêm của gừng còn giúp làm dịu da bị tổn thương do cháy nắng.

Tốt cho răng miệng

Gừng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, giảm viêm lợi và phòng ngừa sâu răng. Ngoài uống nước gừng ấm, súc miệng bằng nước gừng loãng có thể giúp hơi thở thơm tho, nướu chắc khỏe hơn.

Lưu ý khi pha và uống nước gừng buổi sáng

Cách làm nước gừng uống buổi sáng rất đơn giản. Bạn chỉ cần một vài lát gừng tươi đã rửa sạch rồi thả vào 300 - 500ml nước ấm không quá 60 độ C. Ngâm trong khoảng 5 - 10 phút là có thể sử dụng. Có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc một thìa mật ong để dễ uống hơn, nhưng nên dùng khi bụng còn đói hoặc ăn chưa quá no.

Ngoài ra, cần nhớ một số lưu ý sau khi uống nước gừng/trà gừng:

- Không nên bỏ quá nhiều gừng hoặc đun nóng quá lâu.

Sáng dậy dùng gia vị này pha nước uống, cả ngày tỉnh táo, tim mạch biết ơn, mỡ thừa “cuốn gói bỏ đi”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

- Không uống nước/trà khi quá nóng (trên 60 độ C) hoặc lạnh dưới 20 độ C.

- Không nên uống quá nhiều trà gừng, nhất là vào buổi tối.

- Một số người không nên uống nước/trà gừng như: viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh gan, bệnh sỏi mật, người hay bị xuất huyết, bệnh tim mạch nặng, phụ nữ mang thai nửa cuối thai kỳ…

- Không dùng gừng đã dập nát, nấm mốc, thối hỏng - ngay cả sau khi cắt bỏ phần bị hư hỏng.

- Trẻ em nên hạn chế uống trà gừng và khi pha nên giảm bớt lượng gừng.

Nguồn và ảnh: Healthline, Eat This

Các tin khác

Thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam là công cụ phòng vệ cho kinh tế

Tại Hội thảo "Việt Nam nên miễn visa cho du khách nào?" do Báo Thanh Niên tổ chức sáng 24.4, ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc SaigonTourist Group, cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, trong chính sách mở cửa visa cần chú trọng khách inbound bởi thực chất đây là ngành xuất khẩu tại chỗ quan trọng.