Doanh nghiệp

Thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam là công cụ phòng vệ cho kinh tế

Tóm tắt:
  • Ông Võ Anh Tài đề xuất miễn visa cho du khách quốc tế nhằm phục hồi kinh tế du lịch.
  • Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn trong giai đoạn hậu Covid-19.
  • Chính sách visa cần mở rộng, miễn phí cho chuyên gia và khách có chi tiêu cao.
  • Các quốc gia trong khu vực đã mở rộng chính sách miễn visa, Việt Nam cần cải cách tương tự.
  • Đề xuất cải tiến thủ tục miễn visa cho thị trường tiềm năng như Trung Quốc và Mỹ.

Tăng cả lượng và chất trong thu hút khách quốc tế

Theo ông Võ Anh Tài, vấn đề mở cửa visa cho người nước ngoài mà SaigonTourist và nhiều công ty du lịch khác, cơ quan quản lý du lịch... từng trực tiếp kiến nghị, đề xuất với Chính phủ tại các hội nghị, cuộc họp do Thủ tướng trực tiếp chủ trì vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 để thúc đẩy mở cửa tăng trưởng và phục hồi du lịch Việt Nam và đặc biệt du lịch quốc tế, xem như là một giải pháp để phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Du lịch luôn được xác định là một trong ngành kinh tế mũi nhọn hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hậu Covid-19. Trong các giải pháp, ngành du lịch nhận được sự chỉ đạo, ủng hộ quyết liệt từ các bộ ngành: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa thể thao doanh nghiệp, Bộ Ngoại giao... có những giải pháp rất hiệu quả, chỉ đạo quyết liệt, thông thoáng hơn với chính sách thị thực mở rộng, hoặc miễn giảm, đơn giản hóa các thủ tục cũng như phí visa... Nhờ vậy, trong năm 2023 - 2024, du lịch có sự tăng trưởng đột phá, gần như vượt lượng mốc khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019, từ đó tạo đà để chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh trong năm nay 2025.

"Có được kết quả đó là nhờ sự góp sức rất lớn từ chính sách, các giải pháp, mở cửa, thân thiện hơn trong chính sách visa", ông Võ Anh Tài nhấn mạnh.

Như vậy, mục tiêu chúng ta hướng đến không chỉ tăng trưởng số lượng khách mà chất lượng khách và hiệu quả kinh tế mà khách du lịch mang lại. Bởi điều này liên quan chi tiêu, đóng góp của du khách vào doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng như cho nền kinh tế. Từ đó, ông Võ Anh Tài gợi chủ đề Hội thảo nên mở rộng "Việt Nam nên miễn visa cho khách nào?". Ông giải thích: "Vấn đề là không chỉ du lịch mà trong chỉ đạo của Thủ tướng có chuyên gia, nhà đầu tư, giới siêu giàu, tỷ phú... Mục đích du lịch đi trước, những mục đích khách đi sau. Nhưng có những mục đích khách quan trọng như công vụ, hội nghị, hội thảo, sự kiện, văn hóa, thể thao, ngoại giao... cũng như mục đích du lịch chữa bệnh. Mục đích là có thể thu hút mọi đối tượng khách quốc tế đến Việt Nam mang lại lợi ích kinh tế, đồng thời bảo đảm yêu cầu về an ninh quốc phòng...".

Thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam là công cụ phòng vệ cho kinh tế- Ảnh 1.

Trong giai đoạn hiện nay, nhắc lại chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ với Việt Nam và các nước, ông Võ Anh Tài thông tin, ngay sau đó, các lãnh đạo ngành du lịch Thái Lan, Malaysia, Indonesia... phát biểu và nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch quốc tế inbound.

"Đưa khách quốc tế inbound đến Việt Nam, chúng ta xem đây như một trong những chắn, là công cụ phòng vệ hữu hiệu cho nền kinh tế trong điều kiện thương mại xuất khẩu đang bị áp thuế quan. Du lịch quốc tế inbound không bị áp thuế. Về bản chất, inbound là ngành xuất khẩu tại chỗ, khi được triển khai mạnh mẽ hơn, thông thoáng hơn, thân thiện hơn, có chọn lọc như giảm bớt các hàng rào phi thuế quan xuất khẩu tại chỗ với loại hình khách inbound. Qua đó sẽ góp phần giảm thiểu các tác động, biến động từ chính sách thuế quan mới, giảm tác động với nền kinh tế, tăng dự trữ ngoại hối, giảm biến động tỷ giá, tác động nội tệ... Như vậy, vai trò tăng trưởng phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt du lịch quốc tế trong thời gian tới là quan trọng hơn bao giờ hết", ông Võ Anh Tài nhấn mạnh.

Quay trở lại với chính sách miễn thị thực, ông thông tin, trong khu vực, Thái Lan hiện đã mở rộng số quốc gia được miễn thị thực từ 57 lên 93 quốc gia; nâng số quốc gia được áp dụng cấp thị thực ngay tại cửa khẩu từ 19 lên 31 quốc gia... Trong đó, có 64 quốc gia là thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm. Malaysia cũng miễn visa cho 158 quốc gia. Đặc biệt các quốc gia này đã đẩy mạnh triển khai các loại thị thực mới, trong khi Việt Nam mới áp dụng miễn cho 29 quốc gia và là nỗ lực, quyết tâm rất lớn của chúng ta.

Xem xét có chọn lọc miễn visa cho khách các thị trường tiềm năng, chi tiêu cao

Tuy nhiên, như chỉ đạo của Chính phủ, đối với ngành du lịch, cần mở rộng chính sách thị thực có chọn lọc. Đặc biệt với chuyên gia, giới siêu giàu, tỷ phú... du lịch đi trước, đầu tư đi sau. Với thị trường khách, dựa trên các tiêu chí, yếu tố đánh giá có chọn lọc, với thị trường khách quốc tế, chúng ta mở rộng nhiều quốc gia... Chúng tôi xin kiến nghị trên cơ sở đã mở rộng, xem xét miễn thị thực, nên tiếp tục thí điểm mở rộng thông thoáng hơn. Ví dụ 3 quốc gia Chính phủ đang thí điểm miễn thị thực là Ba Lan, Séc và Thụy Sỹ. Hiện nay, về thủ tục, các du khách từ 3 quốc gia này cần có công văn xác nhận đã đăng ký với công ty du lịch Việt Nam, có đi du lịch mới được miễn thị thực. Nên đơn giản hóa thủ tục này, không cần công văn xác nhận của công ty du lịch.

Chính sách miễn, giảm, đơn giản hóa thủ tục thuế phí visa, ngành du lịch có tính chất liên ngành, chúng tôi kiến nghị Chính phủ kiện toàn ban chỉ đạo về du lịch với sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan. Các bộ cần tập trung đề xuất Chính phủ tiếp tục đơn giản hóa vấn đề thuế phí với các khách quốc gia. Hiện có một số quốc gia thuộc thị trường hàng đầu du lịch, tiềm năng, nhưng chưa được miễn thị trực, kiến nghị xem xét ưu tiên để có chính sách đơn giản hóa thủ tục, miễn thị thực. Cụ thể, thị trường Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Trung Đông. Đây là những thị trường có nguồn khách lớn, chi tiêu cao hoặc thị trường tiềm năng chúng ta đang nhắm đến. Nếu chưa miễn thị thực toàn bộ, kiến nghị có thể xem xét miễn có chọn lọc để ngành du lịch có thể tìm kiếm, tận dụng, khai thác thị trường tiềm năng nay. Đối tượng được xem xét miễn thị thực được ông Tài đề xuất gồm những chuyên gia hàng đầu, giới tinh hoa, tỷ phú có mức chi tiêu cao.

Ngoài ra, với hình thức có visa dài hạn, cần kéo dài thời gian từ 5 - 10 năm, có khả năng gia hạn dài hơn so với mức 1 - 2 năm như hiện nay. Đặc biệt các chuyên gia làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như: năng lượng tái tạo, công nghệ cao, tài chính, y tế, giáo dục, người làm việc từ xa, người giàu có toàn cầu, người về hưu giàu có... kèm với một số quyền lợi về làm việc, mua sắm, đầu tư như mua nhà.

Kế tiếp, thị thực đầu tư nên dành cho nhà đầu từ dài hạn với thời hạn 10 năm kèm một số điều kiện khác như là nhà đầu tư, giám đốc điều hành, doanh nhân tạo công ăn việc làm tại địa phương... có đầu tư tối thiểu 10 triệu USD vào các lĩnh vực ưu tiên như: năng lượng xanh, công nghệ cao, bất động sản, hạ tầng, khởi nghiệp... Quyền lợi là miễn thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập nước ngoài trong 3 năm đầu. Nhóm visa nhân tài thời hạn có thể kéo dài 5 năm, có thu nhập hàng năm từ 80.000 USD trở lên, quy trình đơn giản hơn...


  • Thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam là công cụ phòng vệ cho kinh tế- Ảnh 2.

    Hội thảo: Việt Nam nên miễn visa cho du khách nào?ĐỌC NGAY

Các tin khác

Thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Trong năm 2025 sẽ thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.