Thời sự

Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả "hô biến" gas thật

Thời điểm cuối năm thị trường gas tại miền Trung đang ngày càng diễn biến phức tạp với đủ chiêu trò kinh doanh không lành mạnh như gas giả, gas nhái nhãn hiệu, đặc biệt hành vi thu gom, chiếm dụng bình gas của những thương hiệu có uy tín nhằm mục đích sang chiết lậu để bán giá cao hơn.

Gia đình chị Nguyễn Thị H trú tại (huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình ) cho biết: "Nhà tôi dùng gas Petrolimex nhiều năm nay, gia đình có 4 người, thời gian sử dụng gas trung bình khoảng 2,5 tháng. Do thường xuyên theo dõi nên tôi nắm được lịch thay gas".

Theo chị H, nếu tháng nào dùng nhiều thì gas cũng chỉ hết sớm hơn khoảng 8 - 10 ngày. Nhưng gần đây tôi cảm thấy gas sử dụng nhanh hết bất thường, bật lửa mãi không lên trong khi đó bình gas vẫn còn rất nặng.

Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 1.

Nhận được nguồn tin từ người dân, phóng viên Báo điện tử VTV News đã nhiều ngày theo dõi cửa hàng kinh doanh Gas Hòa H. tại ( thị trấn Kiến Giang, Huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình ). Tại đây phát hiện chiếc xe ô tô tải mang biển kiểm soát 73H-010.04 logo bên cửa Công ty TNHH dầu khí Quảng Bình có dấu hiệu bất thường trong việc cung cấp gas nhãn hiệu "Petrolimex" cho cửa hàng này.

Có thể thấy rõ trên van bình gas nhãn hiệu " Petrolimex" mà nhân viên giao cho cửa hàng hầu như không đúng quy chuẩn của nhà sản xuất ( không có niêm màng co và tem mã QRcode). Nhân viên giao hàng không mặc đồng phục của Petrolimex.

Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 2.

Những bình gas mang nhãn hiệu Petrolimex không có màng co và mã QRcode được đưa đến hằng ngày tại cửa hàng này.


Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 3.

Theo đại diện của Petrolimex tại Quảng Bình khẳng định xe tải và nhân viên giao hàng không nằm trong hệ thống của Petrolimex.

Cũng ở Huyện Lệ Thuỷ, phóng viên trong vai người có nhu cầu mua gas đã xâm nhập vào 1 cửa hàng kinh doanh gas ở xã Trường Thuỷ. Kho chứa là một căn nhà cấp 4 lụp xụp, thiếu các điều kiện như không có bình PCCC, kho bãi không đảm bảo điều kiện. Chủ cửa hàng giới thiệu có bình Petrolimex, nếu lấy nhiều sẽ có giá tốt hơn thị trường 50.000 VND. Khi được hỏi bình gas tại sao không có niêm phong thì chủ cửa hàng đã hô biến bằng những vật dụng thô sơ và không một động tác thừa.

Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 4.

Những màng co đã được chủ cửa hàng hô biến y như nhà sản xuất bằng "nước sôi"


Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 5.

Tem mã QRcode cũng được dán lên bình gas một cách nhanh chóng

Bám theo hành trình của xe tải mang biển kiểm soát 73H-010.04 bên cửa xe có logo Công ty TNHH dầu khí Quảng Bình, phóng viên phát hiện chiếc xe ô tô tải chở số bình gas này được xuất phát từ một trạm chiết nạp có địa chỉ tại Khu công nghiệp phía Tây xã Quảng Tùng, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 6.

Trạm chiết nạp gas này thuộc Công ty TNHH dầu khí Quảng Bình

Thời điểm phóng viên ghi hình, tại đây phát hiện rất nhiều vỏ bình gas mang nhiều thương hiệu khác nhau, nằm la liệt khắp nơi. Nổi bật nhất là bình Petrolimex được thu gom rất nhiều.

Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 7.

Hàng trăm vỏ bình gas Petrolimex xuất hiện tại trạm nạp Công ty TNHH dầu khí Quảng Bình



Quảng Bình: Cận cảnh công nghệ gas giả hô biến gas thật - Ảnh 8.

Khi phát hiện thấy phóng viên tác nghiệp, 1 số đối tượng xuất hiện gõ cửa đe doạ, liên tục yêu cầu ngừng ghi hình.

Theo tìm hiểu của phóng viên, bình gas Petrolimex dùng gas nhập khẩu, giá cao hơn các hãng gas khác nên có nhiều trạm chiết nạp ham lợi bất chấp nguy hiểm, chiết nạp gas chất lượng thấp vào vỏ bình Petrolimex sau đó dùng niêm màng co và mã QRcode giả để "làm phép". Có trường hợp dùng cả những bình gas Petrolimex đã hết hạn kiểm định. Việc làm này ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, nhà nước thất thu thuế và đặc biệt đó là những mầm mống gây ra những vụ tai nạn, cháy nổ, gây bất bình trong dư luận, xã hội.

Đại diện Chi nhánh gas Petrolimex tại Quảng Bình, bà Trần Thị Hiền cho biết: "Bên phía chi nhánh không có hợp đồng kinh tế nào với trạm nạp này. Cũng không có thỏa thuận trao đổi bình LGP. Việc xuất hiện nhiều bình Petrolimex trong trạm nạp này chứng minh công ty chúng tôi đang bị chiếm giữ vỏ. Trạm nạp này làm sai quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến công ty chúng tôi. Mong cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ ngoài mục đích chiếm đoạt vỏ bình gas liệu còn có hành vi chiết nạp gas trái phép hay không".

Trên thực tế cho thấy sự vào cuộc của các lực lượng chức năng hiện chỉ mang tính chất định kỳ và báo trước chứ chưa chủ động phát hiện những "hang ổ" gian lận. Các vụ việc vi phạm đều do Phóng viên hoặc doanh nghiệp tự phát hiện và báo tin, nhưng khi lực lượng chức năng có mặt thì hầu hết các gian thương đã kịp thời tẩu tán chứng cứ.

Những thủ đoạn tinh vi nêu trên, cộng với sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng khiến tình trạng thật giả lẫn lộn trở nên phổ biến trong ngành gas, gây nhức nhối cho những nhà kinh doanh gas chân chính. Tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng với những hậu quả đau lòng mà chúng ta đã được biết từ các vụ cháy nổ gas trong thời gian qua.

Báo điện tử VTV News sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc này.

Trước đó sáng ngày 5/4/2023, sau khi nhận được thông tin từ Phóng viên Báo điện tử VTV News, Đội quản lý thị trường số 7 (Cục QLTT Quảng Bình) cùng các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra đối với cửa hàng kinh doanh tạp hóa, gas Hồng Ân tại thôn Trung Đình, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện ở trong kho có 29 bình gas 12kg, 4 bình gas 48kg cùng nhãn hiệu Petrolimex, 19 bình gas 12kg nhãn hiệu Petrovietnam có dấu hiệu giả mạo tem QRcode và niêm màng co. Chủ cửa hàng là bà L.T.T.H. không xuất trình được hóa đơn chứng từ, nguồn gốc về những bình gas này.

Qua xác minh và tổng hợp các hành vi. Cửa hàng này bị Cục QLTT Quảng Bình ra quyết định xử phạt hơn 66 triệu đồng.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm