1. Tiền kiếm được càng nhanh thì ngã càng thảm
Mấy năm trước tôi có quen một vị luật sư tên T.
Cậu của T. là một luật sư vô cùng nổi tiếng. Cô ấy ngay từ khi bắt đầu, vạch xuất phát đã cao hơn người khác, các vụ án không bao giờ thiếu, nhiều công ty cũng mời cô ấy làm cố vấn pháp luật.
Năng lực cô ấy thực ra cũng chỉ bình bình, sau khi tiếp nhận các vụ án, phần lớn cũng đều nhờ có cậu của cô ấy giúp đỡ.
Còn tiền thì cứ chảy vào túi của cô ấy, kiếm vừa nhanh mà lại vừa dễ.
Trong khi các bạn học cùng ngành cùng lứa khác phải chật vật tham khảo sách chuyên ngành, liên hệ với giáo sư nọ giáo sư kia xin lời khuyên thì T. đã bước vào giai đoạn thành công của sự nghiệp rồi.
Năm nay, tình cờ có người nhắc đến T., tôi hiếu kỳ hỏi thăm tình hình cũng biết được một vài chuyện.
5,6 năm qua, cô ấy vẫn cứ như vậy hoặc có thể nói là còn kém hơn. Vật giá tăng là chuyện của vật giá, còn các vụ án của cô ấy tiền không tăng mà cũng chẳng giảm, lương kiếm được cũng không giảm mà cũng chẳng tăng.
Lúc đầu hiên ngang đắc ý bao nhiêu thì suy cho cùng, đến ngày hôm nay chẳng qua cũng chỉ là một con cừu nhạt nhòa không hơn không kém giữa một bầy cừu.
Trên mạng có một câu nói nổi tiếng như này: "Cách hủy hoại một người nhanh chóng nhất chính là để anh ta kiếm những đồng tiền theo kiểu "ngồi mát ăn bát vàng"".
T. chính là một điển hình của việc thích kiếm những đồng tiền theo kiểu "ngồi mát ăn bát vàng".
2. Bánh ngọt càng giữ càng nhỏ, càng chia sẻ sẽ càng lớn
Tôi quen một người bạn tên M., là chủ một cửa hàng bán quần áo online.
Cô ấy bắt đầu kinh doanh từ năm 2008, đến năm 2010, doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm triệu, mỗi ngày bán được khoảng 500 đơn, gọi ship cũng đều là dùng ô tô.
M. sau đó đã đăng ký công ty, từ một mình khởi nghiệp, M. đã có được cho mình một công ty quy mô 15 người, gồm nhân viên bán hàng, gói hàng, nhân viên kho, nhân viên trừng bày…. Nhưng không ngờ, sau đó, công việc kinh doanh lại càng một kém đi.
Không phải nói "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" ư? Tại sao sau khi đã có cho mình thêm nhiều trợ thủ rồi, công việc của cô ấy lại đi xuống?
Bởi M. chỉ lo bản thân mình kiếm tiền, cô ấy luôn khấu trừ tiền của nhân viên, trừ tiền đi làm muộn, làm thêm ngoài giờ nhưng không trả tiền, chỉ cần có khiếu nại là lập tức sẽ phạt tiền nhân viên.
Không có thưởng, chỉ có phạt tiền.
Nhân viên cứ xin vào làm rồi lại nghỉ việc, công việc kinh doanh của cửa hàng cũng vì vậy mà dần xuống dốc.
Thực ra đạo lý này rất đơn giản, chúng ta đều biết rằng, có cùng nhau kiếm tiền thì mới kiếm được nhiều tiền. Nhưng, có nhiều người lại không thể chia chiếc bánh ngọt của mình ra được, sợ mình bị ăn ít đi một miếng, sợ mình bị thiệt.
Trong quá trình chia bánh, nguyên nhân tâm lý cản trở chúng ta cắt miếng bánh đó là mỗi người đều rất dễ dàng cho rằng công lao của mình là nhiều hơn.
Có ai lại không cho rằng công lao của mình là lớn nhất, không nói là 100%, chắc cũng phải đến 90%, dựa vào đâu phải chia những đồng tiền mình vất vả khổ sở kiếm được cho người khác.
Vì vậy, muốn thành công trong việc chia bánh, trước hết phải khắc phục được trở ngại tâm lý của bản thân, sau đó cũng phải có những cách làm cụ thể.
Đối với một công ty mà nói, cách tốt nhất là bán cổ phần và để nhân viên nắm giữ cổ phần. Chẳng hạn như Huawei, nhân viên trong công ty có thể nắm giữ cổ phần công ty.
Như trong trường hợp của M., nếu cô ấy sẵn sàng chia sẻ chiếc bánh cho nhân viên của mình, thậm chí để nhân viên ưu tú nắm giữ cổ phần, công ty chắc chắn sẽ không xảy ra tiêu cực như vậy. Các nhân viên nắm giữ cổ phần sẽ trở thành những người thân thiết với sếp và có nhiều khả năng tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Có thể nhiều người trong chúng ta không bước vào con đường kinh doanh, nhưng không có nghĩa là bạn không phải rơi vào trưởng hợp buộc phải chia chiếc bánh ngọt của bạn. Chẳng hạn, nhờ sự giúp đỡ của một người bạn, bạn đã kí được hợp đồng với một khách hàng, bạn có muốn cảm ơn người bạn đó không? Hay ví dụ, nếu thực hiện một dự án với nhiều người khác, bạn có cần phải chia bánh cho đối phương không? Bạn có thể chia miếng bánh đó lớn đến như thế nào?
Nếu bạn muốn tồn tại trong xã hội này, hãy học cách chia bánh. Nếu không, dù là bánh đã ở trong tay thì bạn cũng chưa chắc đã có thể giữ nó.
3. Xây dựng ống dẫn nước mới là phương pháp kiếm tiền tuyệt vời
Trong câu chuyện ngụ ngôn về đường ống dẫn (The Parable of the Pipeline), có hai người bạn trẻ tên Pablo và Bruno.
Cả hai người cùng nhau có được 1 công việc tốt: mang nước từ con sông gần làng về bể chứa nước dùng chung ở quảng trường trung tâm
Lúc mới bắt đầu, 2 người cùng làm theo một quá trình: lấy thùng – ra sông lấy nước – mang về đổ vào bể chứa. Sau đó, người dân trong làng trả tiền, 1 thùng nước một phân tiền, càng xách được nhiều thùng nước càng nhiều tiền.
Bruno vô cùng hài lòng và nghĩ rằng đây là những tháng ngày tươi đẹp nhất. Mỗi ngày xách nước, lĩnh tiền, sau đó tiết kiệm tiền, mua quần áo, mua nhà.
Nhưng Pablo lại không nghĩ như vậy, tiền kiếm được bằng cách này, dù mỗi ngày có đi đến tê cả chân thì cũng có thể kiếm được bao nhiêu?
Sau đó, Pablo bắt đầu nghĩ đến việc đào một đường dẫn nước, dùng ống dẫn nước để mang nước về làng. Thế là Pablo đi xách nước một nửa ngày, nửa ngày còn lại cộng với ngày nghỉ cuối tuần, anh dành để xây dựng đường ống dẫn. Bởi anh chỉ được trả tiền cho những xô nước anh xách được nên ban đầu, thu nhập của anh cũng giảm đi đáng kể.
Sau 2 năm, thu nhập của Bruno nhiều hơn Pablo. Bruno rất đắc ý và còn cười nhạo Pablo.
Đợi đến khi đường ống dẫn nước hoàn thành, nước được mang trực tiếp về thôn, lúc này, Bruno mới ngây ra, bởi chẳng còn ai cần anh làm công việc gánh nước nữa. Còn về phần Pablo, ông dẫn nước đó sau này đã đem lại cho anh một nguồn thu nhập ổn định và đáng kể.
Có rất nhiều người chỉ nhìn được ngắn hạn, chỉ biết tiêu tốn sức lực, vất vả kiếm tiền mà không có tầm nhìn xa trông rộng. Tuy rằng hiện tại bạn có thể phải bỏ công sức nhiều ra hơn người khác một chút nhưng sau này thứ mà bạn có được lại hơn họ rất nhiều, hiểu một cách đơn giản thì là "sướng trước khổ sau". Đó mới là tư duy của người biết kiếm tiền.
Có câu "Chúng ta được bảo đừng bao giờ đi qua cầu chừng nào còn chưa tới được nó, nhưng thế giới này được thống trị bởi những người đã ‘qua cầu’ trong trí tưởng tượng vượt xa khỏi đám đông", những người thành công, những người biết kiếm tiền đều là những người có một tầm nhìn xa trông rộng.
Thế giới này có 3 loại người: người thấy, người thấy khi được chỉ và người không thấy. Pablo thuộc loại người thứ nhất, Bruno thuộc loại thứ 3, còn bạn, bạn thuộc loại nào?