Công nghệ

Phát hiện cấu trúc kỳ lạ, hé lộ bí ẩn sự sống trên sao Hỏa?

Các nhà khoa học đã vô cùng bối rối sau khi phát hiện ra những cấu trúc kỳ lạ trên bề mặt sao Hỏa trông giống như “một tấm thảm tổ ong". Những hình dạng lục giác kỳ lạ này được robot tự hành Curiosity của NASA phát hiện bên trong miệng hố Gale, nơi thiết bị đã hạ cánh từ năm 2012.

sao Hoa.png
Nhiều nhà khoa học tin rằng sao Hỏa có thể đã có sự sống vi sinh cách đây 3-4 tỷ năm, khi hành tinh này ấm hơn và có nước lỏng. Ảnh: NASA

Dấu vết của quá khứ ẩm ướt trên sao Hỏa?

Trong một bài đăng trên blog của NASA, TS Catherine O'Connell-Cooper, nhà địa chất hành tinh tại Đại học New Brunswick, cho biết: "Chúng tôi mới phát hiện ra một khu vực với những vết nứt hình đa giác được bảo tồn cực kỳ tốt trên bề mặt sao Hoả. Chúng tôi từng thấy các cấu trúc kiểu này trước đây, nhưng chưa bao giờ rõ ràng và rộng lớn như lần này".

sao Hoa 1.png
Tàu Curiosity phát hiện một loạt cấu trúc kỳ lạ giống hình tổ ong trên bề mặt sao Hỏa và các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn chúng được hình thành như thế nào. Ảnh: NASA

Các nghiên cứu trước đó cho rằng các hình dạng này có thể hình thành do chu kỳ khô-ướt lặp lại cách đây khoảng 3,6 đến 3,8 tỷ năm.

Khi sao Hỏa dần khô cạn, các chu kỳ khô-ướt lặp đi lặp lại đã tạo ra những vết nứt tương tự như ở đáy hồ đang khô cạn trên Trái Đất và từ đó được lưu giữ đến tận ngày nay.

Sau khi phát hiện các vết nứt hình tổ ong vào tuần trước, các nhà khoa học NASA đã ra lệnh cho Curiosity phân tích thành phần hóa học của những cấu trúc này.

Sử dụng kỹ thuật “quang phổ phân rã bằng laser”, Curiosity sẽ bắn một xung laser vào bề mặt mẫu, tạo ra một luồng plasma nhỏ. 

Bằng cách phân tích ánh sáng phát ra từ luồng plasma, các nhà khoa học có thể xác định các nguyên tố hóa học có trong mẫu đá.

sao Hoa 3.png
Tàu thám hiểm Curiosity của NASA đã di chuyển quanh miệng hố Gale trên sao Hỏa kể từ khi hạ cánh vào năm 2012. Miệng hố rộng lớn này được hình thành khoảng 3,7 tỷ năm trước khi một thiên thạch đâm vào hành tinh. Trong quá khứ xa xưa, khu vực này có thể từng ngập nước và tạo thành một hồ lớn. Ảnh: Shutterstock

NASA cũng sẽ lấy mẫu đá nền gần đó không có cấu trúc tổ ong để so sánh thành phần. Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để phân tích và công bố kết quả từ những nghiên cứu này.

Nguồn gốc các vết nứt vẫn là điều bí ẩn

Hiện tại, ngay cả nhóm điều khiển Curiosity cũng chưa chắc chắn các cấu trúc đa giác này hình thành như thế nào.

“Nguồn gốc của các vết nứt này vẫn chưa rõ, liệu chúng được hình thành khi sao Hỏa bắt đầu khô đi từ hàng tỷ năm trước? Hay là trong những thời kỳ sau đó, khi nước ngầm di chuyển qua lớp đá nền?”, TS O'Connell-Cooper đặt câu hỏi.

sao Hoa 2.png
Những cấu trúc này có thể đã được tạo ra khi đáy một hồ cổ đại từng nhiều lần đầy nước rồi khô cạn trong quá khứ ẩm ướt của sao Hỏa. Ảnh: NASA

Đây không phải lần đầu tiên NASA phát hiện các cấu trúc đa giác đều đặn trên sao Hỏa, nhưng quá trình hình thành chúng vẫn là điều bí ẩn cần khám phá.

Trước đây, các nhà khoa học từng cho rằng đây là vết nứt bùn, giống như những gì ta thấy ở đáy sông cạn trên Trái Đất, hình thành khi bề mặt từng ẩm ướt của sao Hỏa dần khô đi. Tuy nhiên, những phân tích mới cho thấy nguồn gốc của chúng có thể phức tạp hơn nhiều.

Năm 2021, NASA lần đầu tiên chụp được hình ảnh một loạt vết nứt đa giác trên sườn núi Sharp, đỉnh núi cao 5km bên trong miệng hố Gale.

Các vết nứt nằm phía trên một lớp đất sét giàu khoáng chất, có khả năng từng là đáy của một hồ nước cổ đại và phía dưới một lớp giàu sunfat – những khoáng chất để lại sau khi nước bốc hơi.

Khám phá này ban đầu ủng hộ giả thuyết các vết nứt hình thành từ một hồ nước đang khô cạn. Nhưng các phân tích sau đó cho thấy các vết nứt mới lại chứa dấu vết của sunfat, cho thấy rằng hồ nước đã khô cạn nhiều lần, kéo theo nước giàu sunfat thấm sâu vào trong các khe nứt.

Điều này gợi ý rằng các vết nứt được hình thành trong một thời kỳ mà mực nước hồ dâng lên và hạ xuống theo mùa.

Vì những vết nứt tổ ong mới phát hiện có hình dạng tương tự, các nhà khoa học cho rằng chúng có thể được hình thành theo cơ chế tương tự.

Nguồn gốc sự sống trên sao Hỏa

Nếu đúng như vậy, những cấu trúc này có thể là manh mối giúp giải mã cách sự sống từng hình thành trên sao Hỏa trong thời kỳ ẩm ướt của hành tinh.

sao Hoa 4.png
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những vết nứt này chứa sunfat, cho thấy hồ nước đã nhiều lần đầy lên rồi khô cạn. Ảnh: NASA

Trên Trái Đất, các nhà khoa học tin rằng những chu kỳ khô-ướt lặp lại có thể đã giúp hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên, tức các phân tử cấu thành mọi sự sống.

Khi mực nước dâng lên rồi rút xuống, các hóa chất mới được đưa vào môi trường liên tục, kích thích các phản ứng hóa học hình thành phân tử phức tạp.

Trong một tuyên bố trước đây, nhà khoa học NASA Ashwin Vasavada cho biết: “Những quá trình này có thể thúc đẩy sự ra đời của sự sống".

Tuy nhiên, những vết nứt nhỏ hình tổ ong này không phải là điều bí ẩn duy nhất mà các nhà khoa học quan sát được trên sao Hỏa.

'Mắt thần' NASA phát hiện bí mật chấn động dưới lớp băng Greenland'Mắt thần' NASA phát hiện bí mật chấn động dưới lớp băng Greenland

Năm 2023, robot tự hành Zhurong của Trung Quốc đã phát hiện ra 15 cấu trúc tổ ong khổng lồ ẩn sâu hàng chục mét dưới bề mặt sao Hỏa.

Mỗi khe nứt có chiều rộng tới 70m, được bao quanh bởi lớp băng và bùn đá dày 30m, hình thành cách đây từ 2 đến 3,5 tỷ năm.

Trên Trái Đất, những cấu trúc tương tự chỉ xuất hiện ở Greenland, Iceland và Nam Cực, nơi các biến động nhiệt độ đột ngột gây ra các vết nứt, sau đó được lấp đầy bởi băng và bùn.

Các nhà khoa học cho rằng quá trình tương tự có thể đã xảy ra trên sao Hỏa, khi trục nghiêng của hành tinh thay đổi, kéo theo biến động mùa mạnh mẽ và thay đổi khí hậu sâu sắc.

Điều này có thể là manh mối bổ sung giúp giải mã sự biến đổi khí hậu của sao Hỏa trong hàng tỷ năm qua, và liệu hành tinh này từng có thể sinh sống hay không.

(Theo Dailymail, Space, NASA)

Các tin khác

Kiểm toán nhà nước đề xuất sắp xếp quỹ tài chính ngoài ngân sách

Không ít quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý đã bộc lộ hạn chế trong vận hành, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiệm vụ trùng lặp với ngân sách nhà nước (NSNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước thực trạng này, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ TCNNS do Trung ương quản lý.

Lộ diện những "góc khuất" bảo hiểm ô tô

Dù có không ít vụ việc đã bị phanh phui, trục lợi, gian lận bảo hiểm vẫn diễn ra đối với cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Trong đó, đáng lưu ý là trục lợi bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản là ô tô.

Vì sao Gen Z phớt lờ nhà tuyển dụng?

Nếu thế hệ trước có thể chấp nhận những điểm không rõ ràng để có việc làm, Gen Z đang yêu cầu rất cao về sự minh bạch trong chế độ đãi ngộ, lương thưởng, giờ giấc làm việc.

Hơn 300 nhà khoa học Việt cùng ngồi bàn cách đổi mới sáng tạo vì giao thông bền vững

Ngày 17/5, hơn 300 nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải trên toàn quốc về dự Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ VI do Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM (UTH) tổ chức với chủ đề “Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải – CTST 2025”.