Công nghệ

Phát hiện 1 triệu tấn vàng, bạc, bạch kim... trong hố rác thải

 - Ảnh 1.

Một bãi rác rộng hơn 4.100 ha tại thành phố Tây An, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) xuất hiện hàng loạt túi rác màu đen kỳ lạ. Điều đáng chú ý là những túi rác này phát ra tiếng động lớn khi va chạm mạnh với nhau. Sau khi kiểm tra, ban quản lý khu tập kết cho biết bên trong các túi là thiết bị điện tử cũ bị vứt bỏ.

Trên thực tế, rác thải điện tử không phải là thứ vô giá trị. Bên trong các thiết bị điện tử cũ là một “kho báu” kim loại quý hiếm – những tài nguyên đang ngày càng khan hiếm trên toàn cầu. Chính vì vậy, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc khai thác nguồn tài nguyên quý giá này từ các bãi rác điện tử. Ước tính, lượng rác điện tử tại khu tập kết ở Tây An có thể có giá trị lên đến 5,7 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Hóa học Trung Quốc, các kim loại quý hiếm vốn hình thành từ trước khi Trái Đất ra đời và con người hiện không thể tự tạo ra chúng. Nhiều chuyên gia dự đoán một số kim loại trong số này sẽ cạn kiệt trong vòng 100 năm tới. Trong khi đó, các thiết bị điện tử bị loại bỏ lại chứa nhiều kim loại đặc biệt quan trọng.

Xu hướng mua mới, thải cũ các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Giờ đây, các bãi rác ở Trung Quốc đang chuyển mình thành những "mỏ vàng" hiện đại, nơi người ta tháo dỡ linh kiện để thu hồi kim loại quý, rồi chuyển đến các nhà máy chuyên dụng để tái chế.

Một lãnh đạo công ty tái chế thiết bị điện tử ở Trung Quốc chia sẻ: "Rất nhiều thiết bị điện tử cũ bị vứt vào túi rác đen và xử lý như rác thông thường, thậm chí bị đốt, điều này thực sự là một tổn thất lớn".

Hiện tại, Trung Quốc là trung tâm tiếp nhận khoảng 70% rác thải điện tử toàn cầu, đồng thời cũng là quốc gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của internet và nhu cầu đổi mới liên tục từ người tiêu dùng đã thúc đẩy hàng loạt mô hình tái chế sáng tạo ra đời, như “tiêu dùng xanh + tái chế xanh” hay “internet + tái chế phân loại”.

Ngành công nghiệp tái chế rác điện tử tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Dự kiến đến năm 2030, tổng giá trị phân loại và tái sử dụng chất thải rắn tại nước này sẽ đạt từ 7.000 đến 8.000 tỷ NDT, tạo ra khoảng 40 - 50 triệu việc làm, trở thành một ngành công nghiệp trọng điểm.

Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, mỗi năm có hơn 200 triệu thiết bị điện tử lớn bị tiêu hủy tại nước này. Tính đến nay, Trung Quốc đã thải bỏ hơn 11 triệu tấn sản phẩm như tivi, tủ lạnh, điện thoại và các thiết bị điện tử khác – chiếm phần lớn rác thải điện tử toàn cầu.

Tuy nhiên, năm 2019, chỉ 17,4% lượng rác điện tử được thu gom và tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc phần lớn các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim… cùng nhiều vật liệu giá trị khác đã bị vứt bỏ hoặc thiêu hủy.

Với sự phát triển của công nghệ tháo dỡ và công nghệ chiết xuất kim loại quý, việc “kiếm tiền từ rác” đang trở thành hiện thực. Nhiều doanh nghiệp lớn đã tham gia vào lĩnh vực này, thúc đẩy ngành tái chế rác điện tử phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc.


Các tin khác

"Sức đề kháng" của doanh nghiệp đang bị bào mòn

Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm chính là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định, an toàn, dễ thực thi, chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm khả năng cạnh tranh khu vực, toàn cầu, từ đó không còn quan niệm “con buôn”.

Đề xuất "bật chế độ ưu tiên" thông quan với hàng công nghệ cao

Các doanh nghiệp sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử, thiết bị công nghệ cao nếu đáp ứng tiêu chí nhất định sẽ được xếp hạng ưu tiên, được phép áp dụng thủ tục rút gọn, thông quan nhanh, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế và được xử lý hồ sơ hải quan trước khi hàng đến cửa khẩu.

Nguồn tiền rất lớn từ người dân vừa gửi ngân hàng

Người dân gửi hơn 7,3 triệu tỷ đồng vào ngân hàng, lập kỷ lục mới, trong khi các tổ chức kinh tế gửi ít hơn. Đáng ngạc nhiên, dòng tiền người dân gửi vào ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động đang ở mức thấp khoảng 5- 6%/năm.

Hé lộ công nghệ biến F-35 thành ‘sát thủ’ trên bầu trời

F-35 của Mỹ từ lâu được xem là một trong những nền tảng công nghệ không quân tiên tiến nhất thế giới, đại diện cho chuẩn mực của tiêm kích thế hệ thứ 5 với khả năng tàng hình, tích hợp cảm biến và kết nối mạng vượt trội.

Bác sĩ 24/7: Khi nào cần tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?

'Tôi năm nay 45 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng trong gia đình từng có người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tôi đang phân vân không biết có nên đi tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hay không?'.(H.V.T, ở tỉnh Bình Dương).