Doanh nhân

Ông Phạm Nhật Vượng cùng hai con trai góp vốn lập công ty điện

Tóm tắt:
  • Phạm Nhật Vượng sẽ dùng 35 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn thành lập VinEnergo, sở hữu 71% vốn.
  • Hai con trai ông mỗi người nắm giữ 5% vốn của công ty này.
  • VinEnergo có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng và chuyên sản xuất điện cùng thiết bị điện.
  • Vingroup đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tổng công suất 47.500 MW từ 2025-2035.
  • Dự kiến triển khai nhà máy thuỷ điện khí LNG 5.000 MW tại Hải Phòng trong 5 năm, với vốn khoảng 5,5 tỷ USD.

Ngày 11/4, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn Vingroup công bố sẽ sử dụng hơn 35 triệu cổ phiếu VIC đang nắm giữ góp vốn lập Công ty cổ phần Năng lượng VinEnergo. Số cổ phiếu ông Vượng có giá trị 1.420 tỷ đồng, được tính bằng mức giá của cổ phiếu VIC giao dịch bình quân 50 phiên liên tiếp tính đến ngày 21/2.

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ảnh: VIC

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ảnh: VIC

VinEnergo có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Như vậy Chủ tịch Vingroup sẽ nắm giữ 71% vốn của VinEnergo. Tỷ phú này sẽ hạ sở hữu tại Vingroup từ 17,82% vốn xuống còn 16,92% vốn. Ngược lại, công ty mới thành lập sẽ sở hữu 35 triệu cổ phiếu VIC mà ông Vương chuyển giao, qua đó nắm giữ 0,9% vốn Vingroup.

Đây không phải là lần đầu tiên tỷ phú này dùng cổ phiếu VIC đang sở hữu để thành lập công ty. Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng đã sử dụng 243 triệu cổ phiếu VIC góp vốn vào Công ty cổ phần Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI và 50,7 triệu cổ phiếu để góp vốn vào Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh GSM. VMI hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản còn GSM hoạt động trong mảng gọi xe công nghệ, taxi.

VinEngergo chính thức thành lập ngày 12/3, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện và các thiết bị điện. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng, hai con trai của ông và tập đoàn Vingroup cũng là cổ đông của công ty này. Trong đó, ông Phạm Nhật Quân Anh và ông Phạm Nhật Mình mỗi người sở hữu 5% vốn, số còn lại do Vingroup nắm.

Trước đó, trong công văn gửi Chính phủ của Vingroup vào cuối tháng 3, tập đoàn này đề xuất thực hiện các dự án năng lượng tái tạo với tổng quy mô công suất 47.500 MW giai đoạn 2025-2035. Số dự án điện tái tạo trên dự kiến được triển khai tại 7 địa phương là Sơn La, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Trà Vinh/Sóc Trăng và Khánh Hòa.

Trong đó, riêng tổng công suất đến 2030 là 20.500 MW, mức đầu tư 20-25 tỷ USD. Các dự án năng lượng tái tạo này gồm nhà máy điện mặt trời (13.900 MW) và điện gió (6.600 MW).

Cùng với đó, Vingroup cũng đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG công suất 5.000 MW tại Hải Phòng vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Nếu được bổ sung vào quy hoạch, nhà máy này dự kiến được đầu tư, xây dựng trong 5 năm (2025-2030), với tổng vốn rót khoảng 5,5 tỷ USD.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự: Yếu tố ‘người nổi tiếng’ là tình tiết tăng

Vụ án kẹo Kera gây chấn động dư luận khi Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị khởi tố, còn Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Qua vụ án này cũng là lời cảnh tỉnh về trách nhiệm pháp lý và đạo đức của người nổi tiếng, KOLS khi tham gia quảng cáo trong thời đại truyền thông số.