Trí tuệ cảm xúc - chỉ số EQ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, là tiền đề giúp trẻ xây dựng mối quan hệ bền vững và là nền tảng thành công trong cuộc sống. Khi trẻ có EQ thấp, nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ theo chiều hướng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Cậu bé Hạo Hạo (ở Trung Quốc) dưới đây là một ví dụ.
Cha của Hạo Hạo là một giáo viên. Có lẽ chính vì thế mà trong cuộc sống, gia đình không đòi hỏi nhiều ở Hạo Hạo, chỉ khắt khe trong việc học tập của cậu. Điều này cuối cùng dẫn đến những điều hệ lụy không đáng có với Hạo Hạo.
Điểm số của Hạo Hạo luôn nằm ở ngưỡng xuất sắc ở tất cả các môn học. Hạo Hạo có thể trả lời mọi câu hỏi khó từ giáo viên và cậu là "học trò cưng" trong mắt các thầy cô ở trường. Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, các bạn cùng lớp lại không hề thích kết thân với Hạo Hạo. Trong mắt các bạn, Hạo Hạo không phải là đứa trẻ tốt.
Nhận thấy bạn bè có cái nhìn không mấy thiện cảm về mình nên Hạo Hạo thường cảm thấy bực tức. Đỉnh điểm là khi Hạo Hạo mượn bút của bạn cùng bạn nhưng bạn không cho, cậu liền "cướp" luôn chiếc bút đó. Cô giáo hỏi Hạo Hạo lý do tại sao lại làm như vậy nhưng Hạo Hạo không chịu nhận sai, còn đổ lỗi rằng bạn cùng bàn keo kiệt.
Nhìn vào suốt quá trình lớn lên của Hạo Hạo, nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến cậu bé hành xử như vậy xuất phát từ cách giáo dục của cha mẹ. Cha mẹ quá nuông chiều, không biết định hướng dẫn đến việc trẻ có EQ thấp.
Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đối với con người là rất mạnh mẽ. Nếu trẻ thường nói 3 câu này, nguy cơ cao là trẻ sau khi lớn lên sẽ có EQ thấp, cha mẹ nên chú ý.
3 câu trẻ có EQ thấp khi lớn lên thường nói
1. "Không phải con"
Biểu hiện rõ ràng nhất của những đứa trẻ có EQ thấp là thích trốn tránh trách nhiệm. Những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ quá bao dung thường rất ích kỷ, quen cho mình là trung tâm, không quan tâm đến cảm xúc của người khác, thích đổ lỗi cho mọi người và kém đồng cảm.
Phản ứng đầu tiên của một đứa trẻ như vậy là trốn tránh trách nhiệm và sẽ không bao giờ chịu chấp nhận nguyên nhân của mọi sự việc đến từ bản thân.
2. "Con muốn nó"
Trẻ có EQ thấp thường rất bướng bỉnh, có phương pháp hành xử riêng với thế giới và không nghe theo ý kiến của người khác. Khi gặp bất đồng, chúng sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn mong muốn của bản thân và không thể quản lý được cảm xúc. Những đứa trẻ như thế này rất dễ bị cảm xúc chi phối, nếu không được hướng dẫn kịp thời rất dễ dẫn đến sai lầm lớn trong tương lai.
Ảnh minh họa
3. "Con không thể"
Một biểu hiện khác của EQ thấp là sự tự ti, nhút nhát quá mức. Bất kể trẻ làm gì, trong tiềm thức chúng luôn nghi ngờ chính mình, nghĩ rằng bản thân không thể làm được bất kỳ thứ gì. Khi gặp khó khăn, phản ứng đó thậm chí còn tồi tệ hơn và trẻ sẽ không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn của mình hoặc thậm chí bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Đây là một biểu hiện khác của EQ thấp.
Muốn con có EQ cao, cha mẹ nhất định không được làm 2 điều
1. Nuông chiều con quá mức
Với sự phát triển của thời đại, cuộc sống của mọi người cũng có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là trong việc đối xử với trẻ em. Trẻ em ngày nay hiếm khi chịu khổ, thậm chí chúng còn luôn đòi hỏi mọi thứ. Lối sống này tưởng như vô hại nhưng thực chất nó đang làm tha hóa đứa trẻ. Trẻ có EQ cao luôn có lòng biết ơn cao, có trách nhiệm, biết cảm thông, vì vậy đừng lôi kéo trẻ vào lối sống như vậy.
2. Thường xuyên đánh đập, mắng mỏ con
Sự giáo dục cực đoan của cha mẹ có thể nhanh chóng nhận được hậu quả, đồng thời cũng có thể khiến trẻ có chỉ số EQ thấp. Lời nói và việc làm của cha mẹ ảnh hưởng vô hình đến con cái. Khi trẻ là nạn nhân của "giáo dục đòn roi”, dần dần sẽ hình thành cái tôi "độc hại" thứ hai trong trẻ.
Không thể để trẻ tự sửa sai, tự đứng trên đôi chân của mình cũng sẽ khiến chúng nảy sinh những thói hư tật xấu.
Ảnh minh họa
Nếu bạn muốn con mình thành công và đi trên "con đường trải đầy hoa" trong tương lai thì việc rèn luyện EQ cho con từ nhỏ là vô cùng cần thiết. Cha mẹ phải luôn quan tâm đến mọi mặt của trẻ, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, từ đó trẻ sẽ cải thiện EQ của mình.