Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2022 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank),
Trong đó, CTCP Dịch vụ Di động trực tuyến (M-Service, đơn vị sở hữu thương hiệu MoMo) đã rút một lượng tiền gửi lớn tại Techcombank trong nửa đầu năm. Tnh đến cuối tháng 6, số dư tiền gửi có kỳ hạn của đơn vị này tại Techcombank là 50 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số hồi đầu năm là 950 tỷ đồng.
Trong kỳ M-Service đã gửi thêm 320 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, song rút ra hơn 1.200 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Techcombank cũng ghi nhận trả gần 3 tỷ đồng tiền lãi cho đơn vị này.
Đối với khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, M-Service đang gửi hơn 36 tỷ đồng ở Techcombank tại thời điểm cuối tháng 6, giảm gần 1,2 lần so với số dư đầu kỳ là hơn 78 tỷ đồng.
Về mối liên hệ giữa hai bên, thuyết minh báo cáo tài chính của Techcombank cho biết M-Service có thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT), Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo hoặc Ban Kiểm soát là thành viên trong HĐQT, Ban Lãnh đạo hoặc Ban Kiểm soát của ngân hàng.
Cụ thể, ông Saurabh Narayan Agarwal hiện vừa là Thành viên HĐQT Techcombank cũng đồng thời là Thành viên HĐQT của M-Service.Hiện ông là Giám đốc tư vấn tài chính và quản lý của Warburg Pincus và là đại diện của quỹ trong ban lãnh đạo Techcombank và M-Service.
Ngoài M-Service, nhóm các công ty liên quan đến CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) cũng ghi nhận giao dịch tiền gửi lớn tại Techcombank và là bên có số dư tiền gửi có kỳ hạn lớn nhất tại ngân hàng với gần 1.871 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, nhóm này đã gửi 11.910 tỷ đồng và rút ra 14.249 tỷ đồng, đồng thời Techcombank cũng trả hơn 24 tỷ đồng tiền lãi cho Masan Group.
Bên cạnh đó, các thành viên HĐQT, ban kiểm soát, ban lãnh đạo và các cá nhân liên quan khác cũng đang gửi hơn 710 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, nhóm Masan gửi hơn 182 tỷ đồng tại Techcombank, trong khi thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Lãnh đạo và các cá nhân liên quan khác gửi đến 219 tỷ đồng tính đến thời điểm 30/6/2022.