Hiện nay, nhiều cuộc phỏng vấn đã chuyển sang hình thức phỏng vấn trực tuyến. Hình thức này cũng có yêu cầu cao hơn về năng lực của người ứng tuyển, đồng thời nhà tuyển dụng cũng sẽ điều tra chi tiết hơn về nhiều khía cạnh khác nhau.
Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến như thế, một nhà tuyển dụng đã hỏi: "Một con chó có 4 cái chân, vậy 70 con thì sao?"
Sau khi ứng viên đầu tiên nghe xong câu hỏi, sắc mặt của anh ta lập tức thay đổi, anh ta cảm thấy câu hỏi này quá dễ và dường như thiếu tính chuyên nghiệp. Vì thế anh đã gạt câu hỏi qua một bên và nói: "Tôi đến đây để tìm việc làm, không phải để chơi đùa với anh. Tôi không muốn phỏng vấn công việc này nữa." Nói xong, ứng viên đó lập tức tắt video, không cho nhà tuyển dụng cơ hội đáp trả.
Ứng viên thứ hai là thạc sĩ với kinh nghiệm làm việc phong phú và trình độ học vấn cao. Trông anh ấy rất tự tin và đã để lại ấn tượng vô cùng tốt cho nhà tuyển dụng. Sau khi nghe câu hỏi tương tự, anh ấy trả lời rất nhanh là 280. Nhưng điều khiến anh ngạc nhiên là nhà tuyển dụng đã lắc đầu đầy tiếc nuối và nói rằng câu trả lời của anh đã sai.
Đến lượt người thứ ba phỏng vấn, sau khi nghe câu hỏi này, anh ta suy nghĩ một lúc, rồi trả lời: "Ý anh đang hỏi là 70 con chó có bao nhiêu chân?" Khi nghe ứng viên thứ ba đặt ngược lại câu hỏi, các nhà tuyển dụng đều tỏ ra rất hài lòng. Hóa ra nguyên nhân khiến người phỏng vấn thứ hai bị loại là do anh ta không xem xét kỹ tình huống của câu hỏi mà đã tùy tiện trả lời.
Trên thực tế, những người phỏng vấn luôn muốn kiểm tra khả năng tư duy của ứng viên, đồng thời cũng muốn xem xét khả năng tư duy xử lý vấn đề của họ. Và ứng viên thứ ba đã gây được ấn tượng vượt trội hơn những người còn lại vì khả năng tư duy độc đáo và suy xét tỉ mỉ của mình..
Từ câu chuyện trên, chúng ta rút ra được một vài kinh nghiệm hữu ích khi đối mặt với những câu hỏi hóc búa trong lúc phỏng vấn.
1. Chúng ta phải nghe rõ câu hỏi
Đâu tiên, nghe rõ câu hỏi sẽ giúp chúng ta trả lời được toàn diện hơn. Các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra đa phần đều không hề đơn giản và chỉ có duy nhất một câu trả lời. Vì vậy, nếu không lắng nghe kỹ, chúng ta có thể sẽ bỏ sót một số điểm quan trọng của vấn đề, chỉ có lắng nghe kỹ câu hỏi, chúng ta mới có thể nắm được toàn bộ vấn đề của câu hỏi.
Và trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ đặt một số bẫy trong câu hỏi, và những cái bẫy này thường nằm ở những chi tiết nhỏ, nếu nghe không kỹ, chúng ta có thể sẽ bỏ qua những chi tiết này. Thông thường những chi tiết này cũng là chìa khóa giúp chúng ta ghi điểm, vì vậy chúng ta phải chú ý đến từng lời của nhà tuyển dụng.
Cuối cùng, nghe kỹ câu hỏi sẽ có lợi cho lúc chúng ta suy nghĩ đáp án. Vì chúng ta thường không nhìn nhận vấn đề như bản chất của nó vốn là vậy, mà chúng ta đa phần đều nhìn nhận vấn đề theo cách mình muốn. Do đó, khi lắng nghe kỹ câu hỏi, chúng ta sẽ dễ nhìn thấy vấn đề thật sự của nó hơn.
2. Suy nghĩ kỹ trước khi trả lời
Trước hết, việc trả lời câu hỏi một cách cẩn thận cho thấy chúng ta rất coi trọng vấn đề đó. Khi chúng ta xử lý một câu hỏi một cách cẩn thận, suy nghĩ kỹ lưỡng, điều đó cũng cho thấy chúng ta coi trọng vấn đề này đến mức nào và cũng cho thấy chúng ta coi trọng cuộc phỏng vấn này đến mức nào.
Thứ hai, việc trả lời các câu hỏi một cách cẩn thận cho thấy chúng ta tư duy cũng rất tỉ mỉ. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời câu hỏi, đồng thời xác nhận lại với nhà tuyển dụng một vài thông tin về câu hỏi sẽ giúp đối phương cảm thấy bạn là một người có tư duy logic chặt chẽ.
Hơn nữa, nếu như sau khi suy nghĩ và phát hiện ra một số vấn đề, bạn dám đặt câu hỏi ngược lại thì nó còn biểu hiện bạn là một người dũng cảm nói lên tiếng nói của mình. Trạng thái chủ động này cũng rất được các nhà tuyển dụng xem trọng.
Cuối cùng, việc cẩn thận trả lời câu hỏi, cũng biểu thị bạn là một người tỉ mỉ. Hầu hết các công ty đều muốn có một nhân viên chu đáo, bởi vì những người như vậy sẽ tập trung trong công việc hơn, đồng thời còn có tâm thái tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
3. Nên trả lời một cách lịch sự
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng phỏng vấn thực chất là một buổi kiểm tra thái độ. Ngoài kiến thức thì thái độ cũng là một phần quan trọng gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Do đó, chúng ta phải chú ý đến thái độ của mình trong một cuộc phỏng vấn, bởi vì ở một mức độ nào đó, nó thể hiện thái độ của chúng ta đối với công việc và với sếp trong tương lai.
Thứ hai, chúng ta nên biết rằng nhà tuyển dụng luôn có lý lẽ riêng của họ. Những gì họ yêu cầu và hỏi trong một buổi phỏng vấn luôn ẩn chứa một ý nghĩa nhất định. Vì vậy chúng ta không được nghĩ rằng những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra là không hợp lý.
Cuối cùng, chúng ta không được nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang muốn làm chúng ta bẽ mặt. Bạn nên biết, nhà tuyển dụng đối xử bình đẳng với tất cả những ứng viên. Nếu chúng ta có tâm lý như vậy, thì chúng ta sẽ phản kháng trong suốt cuộc phỏng vấn, điều này chắc chắn sẽ không để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Điều chúng ta cần làm là tích cực điều chỉnh tâm lý và phỏng vấn với trạng thái tốt nhất.