Chứng khoán

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tổ chức trong nước nối dài chuỗi bán ròng

VN-Index có tuần điều chỉnh trở lại sau 3 tuần tăng liên tiếp. Chỉ số này đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (10/6) ở mức 1.284,08 điểm, tương ứng giảm 3,9 điểm (-0,3%) so với phiên cuối tuần trước, HNX-Index giảm 4,04 điểm (-1,3%) xuống 306,44 điểm, UPCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,48%) xuống 93,72 điểm.

Thanh khoản thị trường được cải thiện hơn so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 20.184 tỷ đồng/phiên, tăng 7,8%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 18.246 tỷ đồng/phiên, tăng 11,8%.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước và khối ngoại giảm đáng kể giá trị mua ròng trong tuần từ 6-10/6 nhưng cũng phần nào đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đơ thị trường chung, trong khi đó, các tổ chức trong nước vẫn duy trì trạng thái bán ròng.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tổ chức trong nước nối dài chuỗi bán ròng - Ảnh 1.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo thống kê của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp trên HoSE nhưng giá trị giảm mạnh 81% so với tuần trước và đạt 159 tỷ đồng, trong đó có 66,4 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tổ chức trong nước nối dài chuỗi bán ròng - Ảnh 2.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã SHB với 320 tỷ đồng. HPG và NVL được mua ròng lần lượt 252 tỷ đồng và 233 tỷ đồng. Trong khi đó, DPM bị bán ròng mạnh nhất với 308 tỷ đồng. PNJ đứng sau với giá trị bán ròng 265 tỷ đồng. MSN và HAH bị bán ròng lần lượt 200 tỷ đồng và 109 tỷ đồng.

Khối ngoại vẫn duy trì được sự tích cực khi tiếp tục mua ròng 757 tỷ đồng (giảm 62% so với tuần trước), tương ứng khối lượng mua ròng là 19 triệu cổ phiếu.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tổ chức trong nước nối dài chuỗi bán ròng - Ảnh 3.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với 478 tỷ đồng, trong đó có 331 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn này là DPM với 372 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MSN cũng được mua ròng 245 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 262 tỷ đồng. VNM và NVL được mua ròng lần lượt 115 tỷ đồng và 111 tỷ đồng.

Trái ngược với hai dòng vốn kể trên, nhà đầu tư tổ chức trong nước có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp và ở mức 916 tỷ đồng (giảm 67% so với tuần trước). Trong đó, các tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 332 tỷ đồng (giảm 89% so với tuần trước). Nếu tính theo phương thức khớp lệnh dòng vốn này bán ròng 452 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tổ chức trong nước nối dài chuỗi bán ròng - Ảnh 4.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND bị bán ròng rất mạnh với 522 tỷ đồng. SHB và DXG bị bán ròng lần lượt 329 tỷ đồng và 75 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, TDM được các cá nhân trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng mạnh nhất với 147 tỷ đồng. CCQ E1VFVN30 cũng được mua ròng 147 tỷ đồng.

Khối tự doanh giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng 584 tỷ đồng ở sàn HoSE, trong đó có 214 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp, tổ chức trong nước nối dài chuỗi bán ròng - Ảnh 5.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


TDM đứng đầu danh sách bán ròng của khối tự doanh với giá trị 116 tỷ đồng. Tiếp sau đó, DPM cũng bị bán ròng 105 tỷ đồng. GAS và NVL bị bán ròng lần lượt 88 tỷ đồng và 72 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, MWG được mua ròng mạnh nhất với 119 tỷ đồng. FPT và REE đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 60 tỷ đồng và 47 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm