"Có Điều Kiện Cứ Thể Hiện - Chuyện Công Ở Xứ Cụt" là cuốn sách kể về câu chuyện của Perry, một chàng Công thông minh, tài năng, sặc sỡ và sáng tạo chuyển đến sống ở Xứ Cánh Cụt.
Chàng ta sớm gặp rắc rối bởi giới cánh cụt đã tạo lập một phương thức tổ chức lạ lùng, trọng hình thức, quan liêu và kìm giữ bởi vô vàn quy định văn bản lẫn luật bất thành văn.
Dù rất có tài, song phong cách quá khác biệt của chàng ta khiến cho giới cánh cụt cảm thấy hết sức khó chịu.
Óc sáng tạo và tài năng độc đáo, thoạt đầu đấy là lý do Perry được tuyển dụng, sau đó lại bị xem là cái gai trong thế giới cánh cụt.
Nói về thế giới chim muông nhưng thực chất, Chuyện Công Ở Xứ Cụt lại mở ra thế giới của những doanh nghiệp. Đây cũng là câu chuyện về cơ hội và thách thức trong một thế giới đề cao sự tiện lợi, an toàn và tuân thủ khuôn khổ.
Thực ra chim cánh cụt không phải xấu vì họ chọn trong vùng an toàn và né tránh mọi rủi ro. Chim cánh cụt thoải mái nhất trong cơ cấu quản lý quan liêu với các thủ tục và thông lệ.
Và cách tồn tại của 1 giống chim dị biệt trong xứ sở cánh cụt, nếu bạn rơi trong hoàn cảnh này sẽ như thế nào.
Các loài chim, đều có đặc điểm, tính cách, màu sắc và tiếng hót đặc trưng, bạn có thể tìm thấy mình đâu đó trong các loài chim ấy và dĩ nhiên là chim cánh cụt.
Có Điều Kiện Cứ Thể Hiện - Chuyện Công Ở Xứ Cụt
Chim cánh cụt tượng trưng cho lối mòn trong suy nghĩ, khuôn khổ trong hành động. Và chúng ta, nếu biết có chim cánh cụt tồn tại trong mỗi con người, nó là ẩn dụ của đầu óc hạn hẹp, tư duy thủ cựu, tránh né rủi ro và không muốn thay đổi lối mòn của mình.
Hầu hết mọi người đều có khía cạnh cuộc sống bị giới hạn và cố chấp với quan điểm cá nhân. Đây không phải điều xấu nhưng nhận biết khi nào bản chất cánh cụt trỗi dậy để bạn không bị chúng điều khiển. Ví dụ:
"Tôi chỉ đi lộ trình này đến sở làm"
"Ghế này là của tôi"
"Ly phải úp ngược lên chứ, ai cũng nên biết vậy"...
Từ câu chuyện của chú công Perry, người đọc sẽ nhận thấy nhiều hình ảnh ẩn dụ về đời sống. Ám chỉ đó, có thể là những con người có đầu óc hạn hẹp, tư duy thủ cựu, tránh né rủi ro, bảo thủ, với quan điểm khác biệt, và không thay đổi lối mòn của mình. Cũng có thể, đó là hình ảnh của những cấp bậc trong tổ chức, môi trường...
Chim cánh cụt tượng trưng cho lối mòn trong suy nghĩ, khuôn khổ trong hành động
Bằng lối viết xúc tích, ngắn gọn của ngụ ngôn, Chuyện Công Ở Xứ Cụt cho người đọc một thông điệp lớn: Ngay cả một "con công" thuần nhất đến đâu chăng nữa, đâu đó vẫn có ít nhiều nét cánh cụt ẩn giấu bên trong.
Mọi người chúng ta đều có những khía cạnh cuộc sống bị giới hạn tầm nhìn, cố chấp với quan điểm cá nhân, từ chối những điều khác lạ.
Chúng ta vẫn có thể bị định hình bởi thói quen, với vô số lề lối quen thuộc mà ta không muốn thay đổi.
Vấn đề là chúng ta có đủ mạnh mẽ để cải tổ bản thân khỏi những thói quen lối mòn của chính mình? Hay đấu tranh với môi trường còn nhiều bất cập để tự tin tỏa sáng?
Không dừng lại ở việc đưa ra những bất cập, bộ đôi tác giả BJ Gallagher và Warren H. Schmidt còn đưa ra những gợi ý và công cụ để người đọc có thể tìm cho mình câu trả lời để giải quyết những vấn đề thuộc về "thế giới cánh cụt".
Đặc sắc hơn cả là phần ngoại truyện: Cánh cụt đã ăn mất miếng pho mát của bạn! Gói trong phần ngoại truyện này là cả một triết lý lớn mà người đọc sẽ phải giật mình. Đó chính là lý do cuốn sách này được xem là cẩm nang đắc lực của thế hệ doanh nhân mới trong việc kiến tạo môi trường làm việc có khả năng kích thích sáng tạo và tinh thần tư duy đa chiều.