Sức khỏe

Người bệnh tim mạch cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh "ốm vặt" này kẻo nguy hiểm tính mạng

Tóm tắt:
  • Cúm mùa có thể làm nặng triệu chứng suy tim và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Người có bệnh lý tim mạch cần theo dõi và điều chỉnh thuốc khi mắc cúm.
  • Tiêm vắc xin cúm hàng năm giúp giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch cho bệnh nhân tim mạch.
  • Người bệnh tim cần tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám nếu có triệu chứng bất thường.
  • Khám bác sĩ tim mạch trước tiêm vắc xin để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định.

Với những bệnh nhân có bệnh lý nền là tim mạch cần lưu ý điều gì để bình an “vượt sóng”? PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ cùng chúng ta làm rõ vấn đề này.

Người bệnh tim mạch cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh 'ốm vặt' này kẻo nguy hiểm tính mạng ảnh 1

Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch. Ảnh minh họa: Internet

Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết tác động của cúm mùa lên những người bệnh có bệnh lý về tim mạch?

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài: Cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch.

Cúm mùa có thể gây sốt, mất nước và tăng nhu cầu oxy khi nhiễm cúm khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch. Thêm nữa bệnh nhân tăng huyết áp hoặc suy tim thường đang được bác sỹ kê đơn các thuốc giãn mạch và lợi tiểu, khi bị cúm bệnh nhân có thể bị mất nước và giãn mạch do sốt do đó cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch ngay để điều chỉnh các loại thuốc này.

Cúm mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền tim mạch. Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

Hơn nữa cúm mùa thường gây phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, điều này sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa.

Người bệnh tim mạch cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh 'ốm vặt' này kẻo nguy hiểm tính mạng ảnh 2

Vắc xin cúm giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch. Khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim. Ảnh minh họa: Internet

Phóng viên: Bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch trong mùa cúm?

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài: Có ba vấn đề chính người bệnh cần quan tâm: Chế độ uống thuốc, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống.

Chế độ thuốc

Duy trì thuốc tim mạch: Uống đúng liều, không tự ý ngưng (kể cả thuốc huyết áp, chống đông, statin). Quan trọng nhất là bệnh nhân cần hiểu mình đang được dùng những loại thuốc gì, tác dụng chính ra sao để theo dõi phù hợp.

Một số loại thuốc hay dùng khi điều trị triệu chứng của cúm như thuốc giảm đau hạ sốt, đặc biệt thuốc nhóm NSAID (ibuprofen..) hay corticoid có thể làm nặng lên triệu chứng suy tim, tăng huyết áp nên cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch và bác sỹ truyền nhiễm trước khi dùng.

Cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sỹ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời.

Người bệnh tim mạch cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh 'ốm vặt' này kẻo nguy hiểm tính mạng ảnh 3

Cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sỹ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Sinh hoạt

Tiêm vắc xin cúm hàng năm: Tiêm vắc xin cúm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch, vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm mức độ tiến triển nặng khi mắc cúm, điều này rất quan trọng với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân suy tim sung huyết.

Phòng lây nhiễm: Đeo khẩu trang, rửa tay, tránh nơi đông người.

Nghỉ ngơi: Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tránh gắng sức nặng

Ăn uống

Tăng cường miễn dịch: Bổ sung vitamin C (cam, ổi), kẽm (hạt, thịt), tỏi.

Giữ cân bằng dịch: Uống đủ nước (1.5-2 lít/ngày)

Kiểm soát huyết áp: Ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, tăng rau xanh và cá.

Phóng viên: Vậy khi người có bệnh lý nền là tim mạch mà mắc cúm thì cần làm gì, thưa bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài: Khi bị cúm cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sỹ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cẩn điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân...

Phóng viên: Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm phòng vắc xin cúm không, thưa Phó giáo sư Hoài?

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài: Cần nhấn mạnh rằng bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, điều này đã được các hội tim mạch uy tín như Hội tim mạch Mỹ, Hội tim mạch Châu Âu, Hội tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ:

Vắc xin cúm giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch. Khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.

Phóng viên: Bác sĩ có thể hướng dẫn những lưu ý cho bệnh nhân tim mạch khi chuẩn bị tiêm vaccine?

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài: Cần khám bác sỹ tim mạch trước khi tiêm để đảm bảo tình trạng tim mạch, huyết áp đang được điều trị ổn định.

Không tiêm vắc xin nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù.

Nên tiêm vắc xin dạng bất hoạt để đảm bảo an toàn, tránh vắc xin sống giảm độc lực.

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

BIDV Next Gen Future Leader – Bệ phóng vững chắc cho thế hệ kế nghiệp tương lai

Với mục tiêu đồng hành và phát triển thế hệ kế nghiệp cho các khách hàng sở hữu khối tài sản lớn, BIDV ra mắt chương trình "Next Gen Future Leader" cung cấp các kiến thức quản trị tài sản, kinh doanh, nền tảng tư duy lãnh đạo hiện đại, kỹ năng quản lý hiệu quả và mạng lưới kết nối vững chắc dành cho thế hệ kế tiếp.

Novaland chi nghìn tỷ mua khu du lịch dù đang nợ đầm đìa

Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn Novaland đang có nợ phải trả 185.951 tỷ đồng nhưng trong 3 tháng qua vẫn chi 1.406 tỷ để góp vốn vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.

Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô

Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.

Bớt kiêm nhiệm để giáo viên tập trung vào giảng dạy

Nhiều bạn đọc đồng tình với Thông tư số 05 quy định mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho giáo viên và quan trọng hơn là để thầy cô tập trung vào việc giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.

Cao quy linh có phải là sương sáo, lợi ích thế nào?

Cao quy linh là một trong những món ăn dược liệu nổi tiếng của y học cổ truyền, được sử dụng từ hàng trăm năm trước với công dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da.