Khoa học

Ngôi sao hóa sợi mì, tố cáo vật thể tàng hình khó giải thích

Tóm tắt:
  • Một ngôi sao bị lỗ đen xé toạc tạo nên hiện tượng AT2024tvd, kéo dài thành sợi mì khổng lồ trên trời.
  • Vật thể gây ra sự kiện là lỗ đen tàng hình với khối lượng khoảng 1 triệu lần Mặt Trời.
  • Lỗ đen này lang thang trong vũ trụ, không nằm ở tâm thiên hà như lỗ đen siêu khối thường thấy.
  • Ở gần đó có một lỗ đen siêu khối lớn hơn, khối lượng 100 triệu lần Mặt Trời, là tâm của thiên hà lớn.
  • Giả thuyết vụ va chạm 3 lỗ đen từ ba thiên hà hợp nhất có thể giải thích hiện tượng lỗ đen lang thang này.

Các nhà thiên văn học đã phát hiện được một hiện tượng lạ lùng với "mật danh" AT2024tvd, trong đó một ngôi sao bị xé toạc ra trong khoảnh khắc, kéo dài thành một sợi mì khổng lồ giăng ngang trời. Không chỉ vậy, họ còn tìm thấy "hung thủ", là một vật thể tàng hình kỳ lạ.

Sự kiện lỗ đen xé sao AT2024tvd được tạo ra bởi một vật thể tàng hình có khối lượng khoảng 1 triệu Mặt Trời. Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TIA X CHANDRA - NASA

Sự kiện lỗ đen xé sao AT2024tvd được tạo ra bởi một vật thể tàng hình có khối lượng khoảng 1 triệu Mặt Trời. Ảnh: ĐÀI QUAN SÁT TIA X CHANDRA - NASA

Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Yuhan Yao từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã xác định AT2024tvd là một sự kiện gián đoạn thủy triều (TDE), hay còn gọi là sự kiện lỗ đen xé sao.

Trong tình huống này, ngôi sao hóa sợi mì đã tiết lộ một lỗ đen tàng hình có khối lượng khoảng 1 triệu Mặt Trời.

Nhưng lỗ đen này hết sức bất thường: Nó lang thang giữa trời. Là loại lỗ đen quái vật - tức lỗ đen siêu khối - đáng lẽ nó phải là tâm của một thiên hà.

Bên cạnh đó, ở khoảng cách 2.600 năm ánh sáng từ vật thể tàng hình đó, có một lỗ đen quái vật lớn hơn - khối lượng lên tới 100 triệu Mặt Trời - là tâm của một thiên hà lớn.

Tất cả những dữ liệu này đã gợi ý về một giả thuyết từng đề cập trước đây, liên quan đến vụ va chạm của 3 quái vật vũ trụ.

Đó là khi 3 thiên hà hợp nhất: Trong giai đoạn cuối cùng, 3 lỗ đen của chúng đụng độ, nhưng không thể sáp nhập hoàn toàn.

Điều này có thể khiến 1 trong 3 lỗ đen bị 2 cái còn lại hất văng khỏi thiên hà của chính nó, lang thang vô định trong vũ trụ.

Theo bài được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters, lỗ đen tạo ra AT2024tvd có thể là ví dụ hiếm hoi cho hiện tượng nói trên.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Toan tính của Mỹ và Trung Quốc trước cuộc "phá băng" thương mại

Cuộc gặp sơ bộ giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra trong bối cảnh hai bên chưa nhượng bộ trong cuộc chiến thuế quan. Trong khi ông Trump tin vào sức ép từ thuế nhập khẩu cao thì Trung Quốc cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó lâu dài.

6 chủ đầu tư giải ngân 0 đồng

Dù gặp nhiều thuận lợi song đến nay giải ngân vốn đầu tư công ở Đắk Nông đạt thấp. Đến nay có đến 6 chủ đầu tư giải ngân vốn đầu tư công ở mức 0 đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Dự báo về vàng sau tuần tăng giá

Giá vàng thế giới tăng 3% tuần qua trong khi giá trong nước phục hồi về 122 triệu đồng/lượng. Thị trường vàng chứng kiến sự phân hóa trong quan điểm của các chuyên gia về tiềm năng giá vàng.