Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Sử dụng mật ong đúng cách; Làm điều này từ tuổi 40 có thể ngăn chặn bệnh thận tiến triển; Vì sao viêm não mô cầu có xu hướng bùng phát vào mùa hè?...
Hạ cholesterol và đường huyết bằng đồ uống được khoa học chứng minh
Cholesterol cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên.
Bên cạnh đó, đường huyết cao, nếu không được điều trị, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim. Rất may, có một loại đồ uống được yêu thích có thể là chìa khóa để giải quyết cholesterol và đường huyết cao - đó là trà xanh.

Trà xanh có thể là chìa khóa để giải quyết cholesterol và đường huyết cao
Ảnh: AI
Trà xanh có đặc tính tăng cường trao đổi chất và có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu. Trà xanh chứa nhiều hợp chất thực vật giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Một đánh giá năm 2020 bao gồm 31 nghiên cứu cho thấy trà xanh giúp hạ thấp mức cholesterol xấu LDL và tổng cholesterol.
Các nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất EGCG - catechin chính trong trà xanh, có khả năng giảm LDL và tổng lượng cholesterol, nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp giảm tình trạng viêm.
Hơn nữa, các polyphenol trong trà xanh có thể cải thiện chức năng nội mô, một khía cạnh quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.5.
Làm điều này từ tuổi 40 có thể ngăn chặn bệnh thận tiến triển
Bệnh thận là một trong những bệnh mạn tính phổ biến hàng đầu hiện nay, với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Vậy làm sao để nhận biết các triệu chứng tổn thương thận trước khi bệnh tiến triển?
Bệnh thận thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển đáng kể.

Bệnh thận thường được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển đáng kể
Ảnh: AI
Không giống như các xét nghiệm thường quy về huyết áp, đường huyết hoặc cholesterol, các xét nghiệm chức năng thận, đặc biệt là xét nghiệm creatinine máu đơn giản, thường bị bỏ qua. Sự bỏ qua này có thể làm chậm trễ chẩn đoán cho đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tiến sĩ Tarun Kumar Saha, bác sĩ chuyên khoa thận và ghép thận tại Bệnh viện Yashoda, Hyderabad (Ấn Độ), khuyên: Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Nhận biết các triệu chứng tổn thương thận sớm và kiểm soát sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sau 40 tuổi có thể tạo nên sự khác biệt.
Các rối loạn thận giai đoạn đầu có thể biểu hiện các triệu chứng tinh tế hoặc không đặc hiệu, thường bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu gặp bất kỳ tình trạng bao gồm mệt mỏi, sưng phù, đi tiểu khác thường hoặc huyết áp cao không rõ nguyên nhân, cần đi kiểm tra để được đánh giá kịp thời thông qua các xét nghiệm máu, nước tiểu và hình ảnh để xác nhận. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 16.5.
Viêm não mô cầu: Vì sao bệnh thường bùng phát vào mùa hè?
Viêm não mô cầu là một loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh viêm não mô cầu diễn tiến rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong vòng 24-48 giờ. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong vẫn từ 10-15%, và trong số những người sống sót thì cứ 5 người thì có 1 người có thể bị di chứng vĩnh viễn như điếc, mù lòa, tổn thương thận mạn tính, tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, hoặc phải cắt cụt chi, rối loạn sang chấn tâm lý sau chấn thương (PTSD).

Một ca bệnh viêm não mô cầu tại TP.HCM
ẢNH: BVCC
Theo bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, bệnh viêm não mô cầu có thể xảy ra quanh năm, nhưng có xu hướng gia tăng vào mùa hè - thời điểm nóng và ẩm. Một số nguyên nhân làm số ca bệnh tăng hơn:
Tăng cường tiếp xúc gần: Trong các trại hè, hoạt động lễ hội hoặc khi đi du lịch sẽ tạo điều kiện cho sự lây lan vì tập trung đông người và có những hoạt động sinh hoạt tập thể. Chúng ta dễ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh qua đường hô hấp với các giọt bắn từ mũi, họng của người bệnh khi người đó ho, hắt hơi hay nói chuyện.
Cơ thể mất nước: Trời nắng gắt, không vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dinh dưỡng thiếu thốn có thể làm hệ miễn dịch nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh, nhất là với trẻ nhỏ và người có các bệnh lý nền.
Thay đổi miễn dịch niêm mạc vùng mũi, hầu họng do nắng nóng và bụi bẩn, ô nhiễm trong thời tiết mùa hè (nhất là vùng đô thị) khiến đường hô hấp khô hơn, dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Neisseria meningitidis phát triển và xâm nhập. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!