Trong những tình huống nhất định, bạn không nhất thiết phải chiến đấu một mất một còn với đối thủ của mình, có đôi khi không tranh giành, học cách giả vờ yếu kém mới có thể giúp bản thân càng thêm mạnh mẽ.
Không biết bạn có để ý hay không, những người càng có năng lực thì họ càng khiêm tốn, trong khi những người yếu kém thì lại luôn thích thùng rỗng kêu to. Đó là bởi vì những người càng giỏi thì họ càng hiểu rõ được câu nói, "nước chảy không tranh hàng", trong những tình huống nhất định, bạn không nhất thiết phải chiến đấu một mất một còn với đối thủ của mình, có đôi khi không tranh giành, học cách giả vờ yếu kém mới có thể giúp bản thân càng thêm mạnh mẽ.
Bởi vì một người dù có giỏi đến đâu thì cũng không nên quá cương liệt, nên học cách tỏ ra yếu kém, tỏ ra yếu kém đối với người giỏi hơn mình và đối thủ của mình, có vậy thì mới có thể đạt được trình độ lấy nhu thắng cương, cuối cùng thực hiện được mục tiêu của bản thân.
Cho nên, một người dù có tài giỏi đến đâu thì cũng nên tỏ ra yếu kém với 2 loại người sau đây.
1. Loại tiểu nhân không chịu thừa nhận mặt tốt của người khác
Người xưa có câu: "Thương nhân giỏi thì luôn biết cách che giấu sự giàu có, khiến mình như thể một người chẳng có gì, người có đức thì luôn hỏi ý kiến và tỏ ra ngu ngốc, vụng về."
Một người dù có thật sự giỏi cũng không nhất thiết phải đi khoe khoang khắp nơi, phải biết giấu tài, có vậy thì mới không tự rước lấy sự đố kỵ của những kẻ tiểu nhân, làm nguy hại đến con đường phát triển sự nghiệp của bản thân trong tương lai. Làm người nên như cây trúc, có thể co có thể duỗi, biết cúi đầu vào những lúc cần thiết là một loại trí tuệ khéo léo.
Người xưa có câu: "Thà đắc tội quân tử chứ đừng đắc tội tiểu nhân."
Vì tiểu nhân rất khó đối phó, nên đề phòng, tránh càng xa càng tốt, ít tiếp xúc qua lại. Khi bạn khoe mẽ hùng hồn về bản thân ắt sẽ có người đố kỵ, vậy thì hà tất gì chứ? Muốn thành việc lớn không chỉ có năng lực thôi là đủ, mà còn phải biết khiêm tốn, giả vờ yếu kém trước mặt của tiểu nhân. Nếu không thì tiểu nhân sẽ làm loạn hết kế hoạch của bạn.
2. Người giỏi hơn mình
Có rất nhiều người thời còn trẻ luôn rất háo thắng, hễ gặp ai đó giỏi hơn mình, giàu hơn mình là sẽ lập tức muốn cùng nhau "va chạm" một phen, đến cuối cùng chỉ dẫn đến kết quả "các chết lưới rách". Trong "Đạo Đức Kinh", Lão Tử có viết: "Không tranh mới là mưu lược tranh giành lợi hại nhất."
Vậy tại sao lại phải tỏ ra yếu kém đối với những người giỏi hơn mình? Xin mời bạn đọc đoạn văn sau: "Cậu làm việc thì cựu chủ tịch rất yên tâm, nhưng hội đồng quản trị chưa chắc sẽ yên tâm. Điều mà hội đồng quản trị quan tâm không phải là ý của cựu chủ tịch, mà là lợi nhuận. Đồng thời, vấn đề về lý lịch cũng là một trở ngại tiềm ẩn đối với cậu.
Hãy lùi lại một bước, để mâu thuẫn giữa hai phó chủ tịch trở thành mâu thuẫn chính, đến khi nội bộ đánh nhau, cả hai bên đều có tổn thất thì công ty chắc chắn cũng sẽ bị lỗ, như thế thì cậu cũng sẽ loại bỏ được hai đối thủ mà không cần động chút tay chân gì. Sự đánh đổi này tương đối đáng giá đấy!
Khi hội đồng quản trị thấy rõ ai chỉ muốn tranh dành quyền lực, ai mới là người thực sự lo lắng cho công ty, khi đó họ tự nhiên sẽ chuyển hướng sang ủng hộ cậu mà thôi. Nhưng nếu cậu cứ kiên quyết muốn nhảy lên khán đài ra tay thì nhất định cậu sẽ biến thành con tốt thí mạng đầu tiên."
Người trí tuệ sẽ biết cách lấy lui làm tiến, trong một số trường hợp nếu chỉ có dũng mà không có mưu thì cũng bằng thừa. Không phải ai ỷ mạnh mà ra tay trước thì đều sẽ là người chiến thắng sau cùng.
Như Lưu Bang, nhiều người sẽ ngỡ ngàng vì sao một người nông dân, văn không tinh võ không thông như ông lại có thể đoạt được thiên hạ, thắng cả Hạng Vũ, một tướng tài đã từng lật đổ được nhà Tần? Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, đó là vì ông là một người biết nhẫn nhục và khoan dung.
Vì vậy, biết cách tỏ ra yếu kém đúng lúc, dùng thời gian đó để củng cố sức mạnh cho bản thân mới là cách chiến đấu mạnh mẽ nhất.