Chứng khoán

Một Bluechip lập đỉnh mới “bỏ mặc” VN-Index dưới 1.300, được kỳ vọng hưởng lợi từ hiện tượng nhiều năm mới xảy ra

REE:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp

Trong khi VN-Index vẫn còn đang "loay hoay" dưới 1.300 điểm, một cổ phiếu Bluechip là REE lại âm thầm đi lên lập đỉnh mới. Từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu này đã tăng 52% lên mức 73.900 đồng/cp, cao nhất kể từ khi niêm yết. Giá trị vốn hóa của REE cũng theo đó lập kỷ lục hơn 34.700 tỷ đồng.

photo-1721143809461

REE được thành lập vào năm 1977, trở thành công ty đầu tiên chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty đại chúng bằng hình thức cổ phần hóa vào năm 1993. Đáng chú ý, REE còn là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2000.

REE cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong huy động vốn qua kênh trái phiếu. Từ năm 1997, Cơ điện lạnh trở thành công ty đầu tiên thực hiện phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại thời điểm đó, một nhà đầu tư nước ngoài và Dragon Capital là cầu nối đầu tiên – đơn vị bảo lãnh phát hành lô trái phiếu chuyển đổi quốc tế với tổng trị giá 5 triệu USD, lãi suất 4%/năm, PE chuyển đổi là 10.

Sau gần nửa thế kỷ phát triển, REE hiện đã trở thành tập đoàn đa ngành hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng, nước và môi trường, bất động sản và dịch vụ M&E. Năm 2024, doanh nghiệp này đặt mục tiêu mang về 10.588 tỷ đồng doanh, 2.409 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 23,5% và 10,1% so với thực hiện năm 2023.

photo-1721143903879

Ban lãnh đạo REE nhận định 2024 là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với ngành năng lượng Việt Nam. Thực tế, kết quả quý đầu năm cũng cho thấy điều này khi REE ghi nhận doanh thu thuần gần 1.838 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 481 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 36% so với cùng kỳ 2023.

Theo giải trình từ REE, doanh thu trong kỳ giảm là do mảng hạ tầng điện, nước, lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chính từ lợi nhuận các công ty thành viên cũng như liên kết thuộc nhóm thủy điện giảm mạnh so với cùng kỳ gồm CTCP Thủy Điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, CTCP Thủy Điện Thác Bà, CTCP Thủy Điện Thác Mơ...

Hưởng lợi lớn từ hiện tượng La Nina

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của REE được kỳ vọng sẽ chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới. Theo báo cáo mới đây, KBSV cho rằng lĩnh vực thuỷ điện bước vào giai đoạn hồi phục từ quý 2/2024 nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi. Diễn biến rõ ràng hơn của hình thái thời tiết La Nina trong các tháng còn lại năm 2024 sẽ là thời điểm thuận lợi cho các nhà máy thủy điện khi các hồ chứa được bổ sung nước từ lượng mưa gia tăng sẽ dần được huy động phát điện trở lại.

photo-1721143917750

Việc thủy điện được tăng cường huy động trong mùa cao điểm tiêu thụ điện sẽ giúp các nhà máy này duy trì công suất truyền tải ở mức cao trong thời gian kéo dài và là điều kiện vận hành thuận lợi bởi đặc thù của thủy điện là thời gian khởi động thường kéo dài với chi phí khởi động tuabin cao hơn nhà máy nhiệt điện khác.

Ngoài ra, giá bán điện trung bình sẽ được duy trì nhờ giá trên thị trường cạnh tranh được neo ở mức cao và ổn định sẽ bù đắp cho việc giảm đóng góp của thủy điện trên thị trường này. Trong dài hạn, công suất phát điện của REE trong mảng thủy điện sẽ liên tục được củng cố, mới đây nhất là dự án thủy điện Trà Khúc 2 dự kiến bổ sung 30MW công suất và dự kiến đưa vào vận hành năm 2028.

Trong khi đó, thời tiết dần chuyển sang pha La-Nina sẽ đem lại lượng mưa cao hơn và hỗ trợ sản lượng huy động từ thủy điện, tăng trưởng huy động điện than sẽ thấp hơn so với nửa đầu năm, song tiếp tục tăng trưởng dương so với cùng kỳ do điện than là nguồn điện có công suất phát điện ổn định nên tiếp tục giữ tỷ trọng cao trong tổng sản lượng điện.

Với mảng năng lượng tái tạo, KBSV cho rằng nửa sau của năm 2024 sẽ tiếp tục là giai đoạn kinh doanh thuận lợi nhờ: (1) Tốc độ gió tại khu vực đặt 2 nhà máy điện gió sẽ duy trì cao hơn so với cùng kỳ, (2) Mặt bằng lãi suất thấp hỗ trợ giảm chi phí vay cho các nhà máy.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2023-2024, kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo theo QHĐ8 đang không theo đúng tiến độ đề ra do khó khăn trong việc xác định giá bán chuyển tiếp bị trì hoãn, kéo theo các dự án chưa đưa vào vận hành để đợi mức giá cao hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mở rộng công suất năng lượng tái tạo mà REE đặt ra và thực hiện trong giai đoạn đến 2028. Do đó, KBSV đánh giá mảng NLTT sẽ duy trì dòng tiền và chưa đem lại lợi nhuận đột biến trừ khi những quy định mới được đưa ra.

Với mảng M&E, KBSV cho rằng REE đang từng bước cải thiện hoạt động của mảng này bất chấp những khó khăn chậm trễ triển khai các dự án nhà ở thương mại, khách sạn cao cấp, nhờ chiến lược tập trung vào các công trình đầu tư công vô cùng đúng đắn. Trong quý đầu năm, doanh nghiệp ký thêm những hợp đồng thầu phụ cơ điện từ dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành qua đó đảm bảo nguồn việc cho doanh nghiệp.

Với quan điểm doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì khối lượng công việc lớn từ dự án sân bay Long Thành và tích cực tìm kiếm các cơ hội mới đón đầu đà hồi phục của ngành bất động sản, KBSV dự phóng backlog ký mới năm 2024 của REE cho mảng M&E đạt 1.104 tỷ đồng và sẽ giúp doanh thu 2.306 tỷ đồng.

photo-1721143938939

Với mảng bất động sản, sang quý 2/2024 và nửa cuối năm 2024, KBSV cho rằng việc đưa vào vận hành E.Town 6 sẽ hỗ trợ dòng tiền kinh doanh tích cực cho REE khi đây là dự án văn phòng hạng B mới đưa vào sử dụng của năm 2024 tại TP.HCM và sẽ hưởng lợi từ mức giá thuê 26 USD/tháng (+2% so với cùng kỳ), theo CBRE.

Trong năm nay, dự án nhà ở thương mại The Light Square, được khởi công xây dựng GĐ1 từ quý 2/2023, mở bán chính thức từ tháng 1/2024 và dự kiến bàn giao trong quý 2/2024. Ngoài ra, REE cũng cho biết doanh nghiệp đang có kế hoạch bổ sung thêm tòa nhà văn phòng tại Phú Hữu (TP.HCM) có diện tích cho thuê khoảng 33.000 m2. Dự án sẽ hoàn tất thủ tục trong năm 2024, khoảng giữa 2025 khởi công và hoàn tất năm 2026, đưa vào vận hành từ 2027.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm