Bạn tôi, Lý Nhan (SN 1996) mở một cửa hàng quần áo nữ ở tỉnh nhỏ, cửa hàng của cô ấy nằm ở một góc khuất của con phố, trang trí cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, mỗi lần tôi đến thăm cửa hàng của cô ấy, tôi đều thấy cửa hàng của cô ấy rất đông khách, buôn bán cũng rất được.
Tối thứ bảy, tôi thấy trời mưa, đoán chừng không có nhiều người ra đường mua quần áo nên đã rủ cô ấy đi ăn lẩu. Khi đó, Tường Vân, một người bạn cũng từng mở một cửa hàng quần áo trên cùng con phố với Lý Nhan, theo lời mời của tôi cũng đến cuộc hẹn.
Sau nửa năm, ba người bạn cũ chúng tôi cuối cùng cũng đã gặp lại nhau, Tường Vân nói với Lý Nhan một cách nghiêm túc: "Chị Nhan, cửa hàng quần áo của em đã chuyển nhượng rồi, còn em thì cũng đã tìm được một công việc ổn định khác. Nói trắng ra thì giữa chúng ta không còn mối quan hệ đối thủ cạnh tranh nữa rồi, vậy chị có thể chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh của mình cho em biết được không? Em thật sự rất muốn biết mình thiếu sót ở chỗ nào."
Lý Nhan lớn tuổi hơn Tường Vân một chút, cười nói: "Chị làm gì có kinh nghiệm siêu việt nào, cũng không dám nhận mình hơn ai đâu! Chị chẳng qua chỉ là cho toàn bộ khách hàng một cái giá hợp lý, khách lạ và khách quen đều như nhau, về kiểu dáng thì chị luôn giới thiệu cho khách hàng những mẫu mã phù hợp với thân hình của họ, về chất lượng chị để họ thoải mái so sánh với các cửa hiệu khác. Nói chung, chị thường không để khách hàng phải tốn hơi để trả giá, hay tốn thời gian để khiếu nại về chất lượng cũng như kiểu dáng quần áo. Đối với chị, 'chân thành' là kinh nghiệm kinh doanh tốt nhất."
Ngay khi Lý Nhan nói xong, tôi thấy Tường Vân, người kinh doanh cửa hàng quần áo thất bại, gật đầu tỏ vẻ bái phục.
Qua lại nhiều, tôi cũng đã âm thầm đúc kết được kinh nghiệm kinh doanh của Lý Nhan, đúng là chỉ có 2 từ "chân thành". Điểm tốt của cô nằm ở chỗ: không bắt nạt người nhỏ, không giết người lớn, không chôn người béo, không lừa gầy.
Tỷ phú giàu nhất HongKong, Lý Gia Thành, cũng từng nếu ra quan điểm của mình rằng: "Để có thể trở thành một doanh nhân giỏi, hãy biết chừa chỗ cho mọi thứ."
Có nghĩa là phàm làm việc gì cũng nên nhường người 3 phần, chân thành mà đối đãi, thành toàn cho người khác cũng chính là thành toàn cho bản thân. Ông dạy con trai phải luôn cân nhắc lợi ích của đối tác khi làm ăn, vì đối tác là những người cùng hưởng lợi và cùng chiến thắng với chúng ta, nên nếu đôi bên lấy 50% lợi nhuận thì con nên chia cho bên kia 60%. Trông có vẻ rất thiệt thòi, nhưng thực ra đó là một đại trí tuệ.
Khi mọi người biết được, làm ăn với nhà họ Lý sẽ chiếm được nhiều lợi ích hơn thì tự nhiên mọi người, ai ai cũng sẽ bu vào, muốn hợp tác với ông. Từ đó, cái lợi mà ông kiếm được đương nhiên cũng sẽ nhiều hơn là thứ mà ông đã cho đi. Cũng như câu, "có cho thì mới có nhận", đó là quy luật của trời đất. Nếu bạn sống chân thành, tốt bụng thì đường đời cũng sẽ không thiếu chỗ cho bạn dung thân. Nếu bạn mưu mô, ám toán, tiếng xấu đồn xa thì cuối cùng cũng sẽ chỉ tự dồn mình vào ngõ cụt.
Sự chân thành chính là loại quảng cáo tốt nhất. Nó giống như một thỏi nam châm lớn, dính chặt những khách hàng cũ, và thu hút những khách hàng mới.
Có câu, "thắng nhỏ nhờ trí, thắng lớn nhờ đức", "sống có đức mặc sức mà ăn". Mỗi người chúng ta trong cuộc đời đều nên giữ cho mình loại kinh nghiệm này, vì chính chúng ta cũng rất thích làm bạn và làm ăn với những người tử tế mà, không phải sao? Vậy thì khi chính bạn trở thành một thương nhân tử tế thì ắt cũng sẽ được người người vây lấy thôi.
Từ thực tế cuộc sống cũng có thể thấy rằng, một người tử tế có thể thu phục lòng người, hình thành các mối quan hệ tốt và thu hút phúc khí. Do đó, nếu lòng tốt hay sự chân thành được sử dụng trong kinh doanh, nó sẽ giúp bạn thu hút rất nhiều thứ như khách hàng, đối tác, tiền tài, đặc biệt là vận may, giúp bạn có đủ thiên thời địa lợi nhân hòa.
(Theo Sohu)