Phong cách sống

Mang cơm trưa đi làm, không đi chơi buổi tối, cô gái 27 tuổi tiết kiệm được hơn 2 tỷ sau 3 năm: Đừng chi tiền chỉ để gây ấn tượng với bất kỳ ai

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Bola Sokubi, giảng viên ngành giáo dục tài chính và là chuyên gia quản lý tiền bạc. Đồng thời bà là tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Clever Girl Finance".

Ở giai đoạn đầu sự nghiệp, bước sang tuổi 27, tôi đã đạt được một chút thành tựu, có trong tay 100.000 USD (2,3 tỷ đồng) đầu tiên. Đó là thành quả sau 3 năm nỗ lực quản lý chi tiêu đúng cách.

Thực tế, để có được khoản tiền này không phải là điều dễ dàng. Tôi may mắn có được sự hỗ trợ từ mẹ. Trước đây, bà đã làm việc không mệt mỏi để chi trả học phí 4 năm đại học cho tôi, khoảng 35.000 USD/năm. Nhờ vậy tôi không phải mang trên vai khoản vay sinh viên sau khi rời giảng đường.

Tôi hiểu rằng không phải ai cũng may mắn có được sự hỗ trợ từ gia đình như mình. Chứng kiến việc mẹ phải làm việc chăm là động lực thôi thúc tôi cần có ý thức hơn về vấn đề tài chính cá nhân. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã đặt ra cho mình thử thách tiết kiệm 100.000 USD để dành cho hưu trí, quỹ khẩn cấp và các khoản đầu tư khác.

Tôi đã bắt đầu thực hiện điều này bằng cách học hỏi từ những người đi trước, thử và rút ra bài học. Dưới đây là 5 mẹo quan trọng tôi đã học được để xây dựng được 100.000 USD trong 3 năm.

Mang cơm trưa đi làm, không đi chơi buổi tối, cô gái 27 tuổi tiết kiệm được hơn 2 tỷ sau 3 năm: Đừng chi tiền chỉ để gây ấn tượng với bất kỳ ai - Ảnh 1.

1. Đầu tư vào quỹ hưu trí từ sớm

Cứ 4 người Mỹ thì có 3 người đều thừa nhận rằng sai lầm về tài chính của họ là không đầu tư vào quỹ hưu trí. Năm 24 tuổi tôi đã kiếm được công việc toàn thời gian tại một công ty tư vấn công nghệ. Có mức lương khởi điểm là 54.000 USD, tôi đã đưa 15% số đó vào quỹ hưu trí của mình.

Khi đó công ty đã đóng 6% trong số đó cho tôi. 3 năm sau số tiền tiết kiệm của tôi đã tăng lên gần 40.000 USD, nhờ vào sức mạnh của lãi suất kép và lợi nhuận cao từ thị trường.

2. Giữ chi tiêu ở mức thấp nhất

Đa số các bạn của tôi đều nóng lòng dọn ra ở riêng ngay say khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, tôi quyết định sống với bố mẹ trong 6 tháng sau đó.

Sau khi tiết kiệm đủ tiền, tôi đã dọn ra ở riêng tại New Jersey. Lúc này tôi vẫn giữ thói quen tiết kiệm và giữ chi tiêu ở mức thấp nhất có thể bằng những cách sau:

Chọn nơi ở gần công ty: Tôi chọn một địa điểm gần nơi làm việc để không tốn nhiều tiền cho việc di chuyển

Tự chuẩn bị bữa trưa: Việc ăn trưa ở các cửa hàng bên ngoài chắc chắn sẽ tốn kém. Bởi vậy tôi tự làm đồ ăn và đã tiết kiệm được 2.500 USD/năm.

Không đi chơi vào buổi tối: Từ chối những buổi gặp mặt với bạn bè thực sự khó, bởi điều đó có nghĩa là bạn phải nói "không" và có thể cảm thấy bản thân bị bỏ rơi. Dẫu vậy, kết bạn với những người có cùng mục tiêu tiết kiệm thực sự rất có ích. Khi đi chơi, tôi không chi tiền cho những mặt hàng có giá cao một cách vô lý như bỏng ngô, rạp chiếu phim và những loại cocktail đắt đỏ.

Những cách khác mà tôi áp dụng đó là: không sử dụng truyền hình cáp hay những ứng dụng xem phim trực tuyến, không đến cửa hàng tạp hoá quá nhiều, cố gắng tìm và sử dụng voucher giảm giá.

Mang cơm trưa đi làm, không đi chơi buổi tối, cô gái 27 tuổi tiết kiệm được hơn 2 tỷ sau 3 năm: Đừng chi tiền chỉ để gây ấn tượng với bất kỳ ai - Ảnh 2.

3. Tiết kiệm 30 đến 40% thu nhập của bạn

Tăng khoản tiền tiết kiệm không chỉ có nghĩa là giữ mức chi tiêu ở khoảng thấp, mà còn là lên kế hoạch cho khoản tiền còn lại. Sau khi đưa tiền vào quỹ hưu trí, đóng thuế và những khoản khác, tôi đã kiếm được khoảng 1.350 USD đến 1.400 USD mỗi lần trả lương trong 2 tuần ở năm đầu tiên đi làm. Tôi cố gắng tiết kiệm khoảng 500 đến 700 USD cho mỗi loại thu nhập cũng như tiền thưởng hàng năm, là khoảng 1.500 USD.

Một mẹo khác cũng rất có ích. Đó là mỗi lần được thăng chức, tôi vẫn sống với mức chi tiêu định ra từ trước, bởi vậy tôi có thể tiết kiệm được khoản tiền chênh lệch. Kết quả là, tôi tiết kiệm được khoảng 18.000 USD mỗi năm. 3 năm sau, tôi tiết kiệm được 50.000 USD từ công việc này.

4. Làm thêm một công việc "tay trái"

Trong năm thứ 2 thực hiện mục tiêu tiết kiệm, tôi đã rất hứng thú với việc chụp ảnh. Tôi đã mua một chiếc máy ảnh và quyết định làm công việc "tay trái" là một nhiếp ảnh gia về lifestyle và đám cưới.

Tôi đã dành thời gian nghiên cứu và rất nhiều lần chụp ảnh miễn phí. Khi "tay nghề" đã khá hơn, tôi bắt đầu nâng mức giá. Chỉ trong vài tháng, công việc kinh doanh của tôi đã phát triển và bắt đầu có lãi. Kết nối với các nhiếp ảnh gia khác cũng rất hữu ích, bởi họ có thể sẽ giới thiệu khách hàng mới cho tôi.

Làm một công việc "tay trái" trong khi có một công việc toàn thời gian cũng không hẳn là dễ dàng, nhưng những gì tôi nhận lại là rất xứng đáng. Năm đầu tiên kinh doanh, tôi kiếm được khoảng 10.000 USD, năm thứ 2 là 30.000 USD và những năm tiếp theo thì thu nhập vẫn tiếp tục tăng lên.

Cùng thời gian đó, tôi bắt đầu tìm hiểu về việc đầu tư những kênh khác ngoài các quỹ hưu trí và sử dụng tiền kiếm được từ công việc nhiếp ảnh để thực hiện. Điều này giúp đưa số tiền tiết kiệm của tôi vượt qua mốc 100.000 USD.

Mang cơm trưa đi làm, không đi chơi buổi tối, cô gái 27 tuổi tiết kiệm được hơn 2 tỷ sau 3 năm: Đừng chi tiền chỉ để gây ấn tượng với bất kỳ ai - Ảnh 3.

5. Không so sánh với người khác

Chắc hẳn bạn đã nghe câu nói, so sánh là kẻ đánh cắp niềm vui và thực sự là như vậy. Rất nhiều lần, mọi người chi tiền mua thứ gì đó mà họ không cần, thường là vì người khác cũng có hoặc họ mong có được thứ đó. Bạn không nên cảm thấy cần phải chi tiền để gây ấn tượng với bất kỳ ai. Nếu làm như vậy, bạn có thể chứng kiến tình trạng chi tiêu vượt mức cho phép. Hãy hài lòng với những gì bạn có và quên đi những gì người khác nghĩ.

Đương nhiên, đôi khi cũng nên tự thưởng cho bản thân một chút, nhưng bạn chỉ nên mua những thứ thực sự khiến bạn hạnh phúc. Thời gian trôi qua rất nhanh, và việc lên kế hoạch cho tương lai có thể giúp bạn tận hưởng thời gian nghỉ hưu thoải mái mà không phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của con cái.

Theo CNBC Make it

Cùng chuyên mục

Đọc thêm