Kỹ năng sống

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là "thực phẩm toàn năng", kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt

Chính xác là khoai tây! Khoai tây ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các bữa ăn, trở thành loại rau củ không thể thiếu trong bếp của mọi nhà. So với các loại rau ăn lá, các nguyên liệu như khoai tây, hành tây có thời gian bảo quản khá lâu, nếu bảo quản đúng cách thì hoàn toàn có thể sử dụng trong khoảng từ 1-2 tháng.

Không chỉ vậy, khoai tây rất bổ dưỡng, có thể coi là “thực phẩm toàn năng”!

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 1.

1. Chất dinh dưỡng phong phú

- Tinh bột: Củ khoai tây chứa nhiều tinh bột, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Protein: Protein trong khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao. Nghiên cứu chỉ ra, củ khoai tây chứa 18 loại axit amin, bao gồm các axit amin thiết yếu khác nhau mà cơ thể con người không thể tổng hợp được.

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 2.

- Vitamin: Khoai tây có hàm lượng vitamin đầy đủ nhất trong tất cả các loại cây lương thực, hàm lượng vitamin này cao gấp 2 lần cà rốt, 3 lần cải thảo, 4 lần so với cà chua và táo.

- Muối vô cơ: Các loại muối vô cơ có trong củ khoai tây bao gồm canxi, phốt pho, sắt, kali, natri, kẽm, mangan,… đây cũng là những nguyên tố không thể thiếu cho sức khỏe và sự phát triển của con người.

- Chất xơ: Củ khoai tây cũng rất giàu chất xơ, ăn khoai tây sẽ khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn đồng thời giúp loại bỏ một số chất béo và chất đào thải. Khoai tây có thể nhuận tràng và giải độc, có lợi cho dạ dày và tránh một số bệnh ung thư như ung thư ruột kết.

2. Bảo vệ tim mạch và mạch máu não

Các nhà khoa học chỉ ra, 100g khoai tây chứa 200 ~ 340mg kali. Ăn một hoặc hai củ khoai tây mỗi ngày sẽ giúp hạ huyết áp, điều chỉnh tỷ lệ cholesterol và lipid máu trong máu, bảo vệ hệ tim mạch.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy ăn khoai tây mỗi ngày có liên quan đến chất lượng chế độ ăn uống, chỉ số máu và chỉ số sức khỏe tổng thể tốt hơn so với ăn ngũ cốc tinh chế.

Chất xơ trong khoai tây ngoài khả năng thúc đẩy tiêu hóa còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch và các vấn đề khác về tim mạch.

Cùng với đó, vitamin C và carotenoid có trong loại củ này sẽ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do có hại, giúp hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.

3. Làm giảm lượng chất béo

Khoai tây là thực phẩm rất tốt với hàm lượng kali cao và natri thấp, ít chất béo và ít calo, là thực phẩm giảm cân lý tưởng , ăn thường xuyên có thể giảm lượng chất béo và không gây tích mỡ thừa.

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 3.

4. Thúc đẩy tiêu hóa ở lá lách và dạ dày

Khoai tây có vị ngọt nhẹ, có lợi cho lá lách và dạ dày. Thành phần kháng khuẩn trong khoai tây giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày . Đối với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, ăn uống không tiêu, tiêu hóa bất hòa, bệnh tim… khoai tây cũng là vị thuốc tốt để chăm sóc sức khỏe.

5. Làm đẹp và chống lão hóa

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 4.

Khoai tây rất giàu vitamin B như vitamin B1, B2, B6, axit pantothenic và nhiều cellulose chất lượng cao. Tinh bột của nó là chất làm dịu tự nhiên, có thể bảo vệ lớp sừng, khóa ẩm, giữ cho da đàn hồi và trì hoãn sự lão hóa. Các polyphenol chứa trong khoai tây có tác dụng chống oxy hóa .

Cách chế biến khoai tây ngon và bổ dưỡng

Khoai tây có thể được ăn theo nhiều cách như khoai tây cắt nhỏ, khoai tây làm bánh, khoai tây nghiền, khoai tây chiên... bạn cũng có thể ép lấy nước.

Nhưng trong số các phương pháp chế biến khoai tây, hấp là bổ dưỡng nhất. Xét theo khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng, có thể xếp theo thứ tự: khoai tây hấp> khoai tây hầm> khoai tây chiên.

Chuyên gia khuyên bạn nên hấp chín khoai tây, nghiền thành bột nhuyễn, thêm một số loại rau củ quả và đổ sữa chua vào salad ăn kèm, không những ngon miệng mà còn no bụng.

Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của khoai tây cũng có thể sử dụng được. Khi sử dụng khoai tây, bạn cần lưu ý những điều sau:

Không ăn vỏ khoai tây

Khi ăn khoai tây, bạn nên gọt vỏ và khoét bỏ phần chồi để tránh bị ngộ độc. Vỏ của khoai tây có chứa một chất gọi là solanin, tuy rất nhỏ nhưng chất này cũng có thể gây ngộ độc khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể.

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 5.

Khoai tây xanh không thể ăn được

Khi vỏ khoai xanh, hàm lượng solanin trong vỏ khoai sẽ rất cao, nồng độ solanin vượt ngưỡng an toàn cho sức khỏe người bình thường, rất dễ gây ngộ độc cơ thể người, nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.

Không ăn khoai tây mọc mầm

Thành phần độc tố trong khoai tây là solanin, trong mầm khoai tây có chứa lượng solanin cao hơn, mỗi gam mầm khoai tây chứa 420-730 mg solanin, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra hàng loạt phản ứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, thậm chí những trường hợp nghiêm trọng còn dẫn tới ngộ độc.

Hạn chế ăn khoai tây chiên

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 6.

Khoai tây chế biến theo cách này sẽ bị oxy hóa, phá hủy chất dinh dưỡng vốn có, tăng lượng chất béo, thường xuyên ăn khoai tây chiên dễ tăng cân và tăng nguy cơ mắc ung thư.

Khoai tây không được ngâm quá lâu trong nước

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 7.

Khi sơ chế khoai tây, bạn nên ngâm ngay phần khoai tây đã cắt vào nước để khoai tây không bị oxy hóa và bị thâm. Tuy nhiên, không nên ngâm quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin tan trong nước.

Khoai tây dù có “thập toàn đại bổ” đến mấy cũng không thể một ngày ăn ba bữa, thay thế hoàn toàn các loại thực phẩm khác.  Để tốt cho sức khỏe, chế độ ăn hàng ngày vẫn cần chú ý đến sự đa dạng thực phẩm và đảm bảo kết hợp hợp lý giữa thịt cá và rau củ.

Theo Aboluowang

 

Loại củ giàu vitamin C gấp 4 lần cà chua, được mệnh danh là thực phẩm toàn năng, kiểm soát mỡ máu rất tốt lại giảm nguy cơ ung thư ruột: Rất quen thuộc trong bếp gia đình Việt - Ảnh 8.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm