Doanh nghiệp

[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Hoạt động xây dựng sẽ phục hồi từ quý III

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Phạm Việt Khoa - Chủ tịch CTCP Fecon (mã: FCN) nhận định bức tranh kinh tế năm 2023 tiếp tục là một bức tranh ảm đạm khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam không hoàn thành mục tiêu để ra và chỉ đạt 5% do tỉnh hình địa chính trị thế giới căng thắng kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng gây lạm phát toàn cầu.

Do đó, ngành xây dựng gặp không ít khó khăn dẫn tới nhiều nhà thầu lớn nhỏ bị phá sản đo không thể tiếp cận nguồn vốn, chịu nhiều rủi ro pháp lý kinh doanh và khó khăn trong công tác thu hồi công nợ từ các chủ đầu tư. 

 

Các dự án đầu tư công, hạ tầng được chính phủ chú trọng ưu tiên giải ngân, nhưng vấn để khan hiếm nguồn cung vật liệu, định mức đơn giá dự toán thấp vẫn gây khó khăn lớn cho các đơn vị thi công. Các dự án công nghiệp và năng lượng tiếp tục chậm trễ đo cơ chế, chính sách chưa được hoàn thiện.

Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo Fecon cho biết dù đã nỗ lực song vẫn không đạt kế hoạch đề ra ban đầu. Kết thúc năm, tổng tài sản của tập đoàn đạt 8.581 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất 2.880 tỷ đồng đạt 76% kế hoạch. Chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, số lượng dự án triển khai ít khiến Fecon lỗ sau thuế 42 tỷ đồng.

Trong hoạt động thi công, năm 2023 Fecon tiếp tục triển khai và hoàn thành các hợp đồng dự án đã ký từ năm 2022 như: Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2 Hà Tĩnh, Dự ản Nhiêu Lộc - Thị Nghè TP HCM; Dự án cảng Lạch Huyện 5-6 Hài Phòng; Dự án Nhiệt điện Nhơn Trạch 3-4 Đồng Nai,... Các dự án mới ký kết hợp đồng được triển khai từ Quý III gồm Dự án A09 số 10 Trần Kim Xuyến Hà Nội, Dự án Vũ Yên Vinhomes Hải Phòng, Dự án Trần Thị Lý Sun Group Đà Nẵng…

Ông Phạm Việt Khoa - Chủ tịch CTCP Fecon.

“Đây là kết quả đáng khích lệ trong bổi cảnh thị trưởng xây dựng dựng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp chi xác định mục tiêu có đự án để tồn tại qua giai đoạn khó khăn thay vì mục tiêu lợi nhuận”, ông Khoa nói.

Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2023 là tổng giá trị hợp đồng ký kết hơn 4.000 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trường về doanh thu và lợi nhuận năm 2024.

Đối với hoạt động đầu tư, Fecon tập trung phát triển và hoàn thiện thủ tục các dự án khu đô thị và khu công nghiệp, trong đó đáng chú ý là hoàn thành thủ tục pháp lý và xác lập quyền

Chủ đầu tư cho dự án khu đô thị Square City Phổ Yên Thái Nguyên và Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái Bắc Giang. Riêng nhiệm vụ thoái vốn dự án điện gió tại Sóc Trăng và dự án sinh thái Lê Đông Khê chưa hoàn thành khiến doanh nghiệp chưa giải phóng được gánh nặng chi phí tài chính liên quan.

 

Đối với hoạt động tài chính, nửa cuối năm, Fecon đã triển khai đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để tái cơ cấu các khoản nợ vay phải trả. Kết quả của đợt phát hành trái phiếu đã thành công thu về 126 tỷ đồng.

Công tác thu hồi công nợ đối với ngành xây dựng tiếp tục là điểm nghẽn cố hữu trong năm 2023 khi các chủ đầu tư và khách hàng là nạn nhân trực tiếp của suy thoái kinh tế.

Fecon cho biết công tác quản lý tài chính được cải thiện một phần nhờ sự hỗ trợ của đối tác chiến lược RAITO Kogyo Nhật Bản với gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi. Từ đó, công ty đã từng bước tháo gỡ các khó khăn về tài chính xuất phát từ tồn đọng các khoản phải thu và hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu và nguy cơ chiếm dụng vốn. 

Trong năm 2024, việc triển khai bán hàng các dự án đầu tư khu đô thị sẽ mang lại dòng tiền và lợi nhuận đáng kể cho Fecon, nhằm tiết giảm chi phí tài chính và tạo tiền đề phát triển các dự án tiếp theo.

Lãnh đạo Fecon nhận định thị trường xây dựng được dự báo sẽ phục hồi dần từ đầu quý III năm nay. Với các dự án ký kết cuối năm 2023 ở các lĩnh vực công nghiệp năng lượng, cảng biển, xử lý nước thải, công trinh ngầm, và dân dụng, Fecon đề ra mục tiêu kinh doanh năm 2024 như sau:

 

Phần trao đổi thảo luận

*Tiếp tục cập nhật thông tin

Cùng chuyên mục

Đọc thêm