Ý nghĩa chính xác của thức khuya là gì?
Trên thực tế, miễn là thói quen giấc ngủ không bị phá vỡ và thời gian ngủ đủ, thì nó không bị tính là thức khuya.
Ca đêm có được tính là thức khuya hay không phụ thuộc vào việc nó đáp ứng được hai điểm sau: một là thói quen ngủ, hai là thời gian ngủ.
Nếu giấc ngủ của bạn không đều đặn theo một mốc thời gian cố định, thời gian ngủ không đủ, hoặc là chất lượng giấc ngủ không tốt, cho dù đó có phải là làm ca đêm hay không thì nó cũng chính là hành vi thức khuya. Đối với những người đi ngủ lúc 2 hoặc 3 giờ sáng và thức dậy lúc 11 giờ sáng, miễn là chất lượng giấc ngủ tốt và họ đã quen với cuộc sống như vậy trong một thời gian dài thì không tính là thức khuya, chỉ có thể tính là đi ngủ muộn.
Nếu như làm ca đêm là nói đến một công việc làm đêm dài hạn, thì nó chắc chắn sẽ có hại cho cơ thể con người, nhưng sẽ ít gây hại hơn so với những người có thời gian làm việc thường xuyên bị đảo lộn, không cố định. Những người làm việc giờ giấc không cố định sẽ khiến cho thói quen giấc ngủ bị đảo lộn, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ giảm sút. Đây mới gọi là thức khuya đúng nghĩa.
Thức khuya thực sự là đề cập đến việc thói quen và chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn.
Mọi người đều nói rằng chỉ cần bạn đi ngủ trước 10 giờ vào buổi tối thì không bị tính là thức khuya. Đi ngủ sau 11 giờ hoặc 12 giờ có nghĩa là thức khuya. Trên thực tế không phải như vậy. Không cần biết bạn ngủ lúc mấy giờ, thức lúc mấy giờ, chỉ cần bạn ngủ theo đúng thói quen giấc ngủ của mình và ngủ đủ số giờ phù hợp với độ tuổi của mình thì sẽ không bị tính là thức khuya.
Nếu bạn thường đi ngủ lúc 10 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng, nhưng bất ngờ một đêm nọ bạn đi ngủ lúc 12 giờ đêm thì có nghĩa bạn đã thức khuya rồi. Vì vậy, chỉ cần lịch trình làm việc và nghỉ ngơi của bạn đều đặn, cố định thì không bị tính là thức khuya. Vậy tổng kết, Thức khuya là ám chỉ thói quen giấc ngủ bị rối loạn và thời gian ngủ không đủ.
Làm thế nào để người làm ca đêm có thể giảm thiểu tác hại của việc thức khuya?
Ngay cả khi làm ca đêm không thực sự là thức khuya, thì làm ca đêm dài hạn cũng có hại cho cơ thể của bạn. Vì suy cho cùng thì thời gian trao đổi chất của rất nhiều cơ quan trong cơ thể đều diễn ra vào buổi tối. Tuy nhiên, những người làm ca đêm đều không có lựa chọn nào khác, vậy thì những người như vậy phải cho bản thân ngủ đủ giờ và một môi trường ngủ thoải mái để giảm bớt tác hại cho cơ thể.
1. Phải ngủ đủ giấc
Mặc dù nói thường xuyên làm ca đêm cũng không tính là thức khuya, nhưng với điều kiện là bạn phải ngủ đủ giấc. Vì vậy, để giảm bớt những tổn hại cho cơ thể do làm ca đêm gây ra thì chúng ta cần ngủ đủ giờ.
2. Môi trường ngủ thoải mái
Muốn ngủ ngon thì phải có môi trường ngủ thoải mái, đặc biệt đối với người làm việc về đêm thì ban ngày khi ngủ phải đảm bảo được độ tối và sự yên tĩnh, hơn nữa để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì không nên uống rượu, cà phê và trà đậm. Nếu không, chất lượng giấc ngủ kém sẽ dẫn đến thời gian ngủ không đủ, gây hại càng nhiều hơn cho cơ thể khi thức đêm làm việc.
3. Điều chỉnh ánh sáng
Thường thì đi ngủ vào buổi tối không chỉ giúp chúng ta ngủ đủ giấc mà chất lượng giấc ngủ cũng rất tốt. Vì vậy, những người làm việc ca đêm, ban ngày khi ngủ nên điều chỉnh ánh sáng, cố gắng để phòng tối để dễ ngủ. Còn khi bạn đi làm vào ban đêm, bạn nên điều chỉnh ánh sáng sao cho có thể làm việc trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, vì làm thế nó sẽ giúp cho giấc ngủ vào ban ngày của bạn ngon hơn. Nếu không, việc làm ca đêm của bạn sẽ trở thành thức khuya và nó sẽ khiến cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng.