Với những người mắc các bệnh về tuyến giáp dù ở dạng nhẹ như suy tuyến giáp, u lành tính, rối loạn tuyến giáp hay thậm chí là ung thư tuyến giáp đều phải mất khá nhiều thời gian để cân bằng lại hormone giúp tuyến giáp hoạt động tốt nhất. Ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sử dụng thực phẩm hợp lý có thể hỗ trợ, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh và ngược lại, nếu ăn/uống sai cách thì sẽ khiến bệnh không thể thuyên giảm.
Có một loại thực phẩm được các bệnh nhân tuyến giáp "truyền miệng" nhau cần phải tránh xa đó là đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu như sữa, đậu phụ,...Vậy điều này là đúng hay sai, có cần kiêng tuyệt đối không?
Theo PGS.TS.Lê Ngọc Hà (Chủ nhiệm khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện TWQĐ 108), đậu nành luôn được đánh giá là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong đậu nành có chứa chất isoflavone làm giảm khả năng tổng hợp hormone tuyến giáp.
Chính vì vậy, bệnh nhân tuyến giáp nói chung (u tuyến giáp lành tính, cường giáp, suy giáp) thì nên hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứ không cần phải kiêng hoàn toàn. Chúng ta có thể ăn ít, thay đổi một vài bữa trong tuần hoặc có sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sỹ để phù hợp với thể trạng của từng người.
Nên uống sữa đậu nành 4 tiếng trước khi uống thuốc
Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, sau khi được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì cơ thể không tự tổng hợp đươc hormone này nữa. Trường hợp đã được bổ sung hormone tuyến giáp dạng thuốc thì isoflavone trong đậu nành cũng không làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormone tuyến giáp của cơ thể.
Song, trong đậu nành lại chứa một số chất gây đầy bụng và làm chậm khả năng hấp thu của hormone tuyến giáp dạng thuốc. Vì vậy, người mắc ung thư dạ dày nên sử dụng đậu nành xa thời điểm uống thuốc hormone tuyến giáp khoảng 4 giờ để thuốc vẫn được hấp thu bình thường.
Ngoài ra, nếu uống sữa đậu nành thì bệnh nhân nên uống loại không đường. Bởi đường hoặc chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp.
Tổng hợp