Ý thức chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là những người bước sang tuổi trung niên. Để hướng tới một cuộc sống chất lượng, tuổi thọ cao, nên bắt đầu tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen tập thể dục thích hợp...
" Đi bộ sau bữa ăn , sống đến 99 tuổi" là bí quyết khỏe mạnh được truyền lại qua nhiều năm. Quả thực, đây là cách tập thể dục, rèn luyện sức khỏe phù hợp với tất cả mọi người, từ trẻ em đến người cao tuổi bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích.
Phòng ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não
Các bác sĩ không khuyên mọi người sau khi ăn xong ngay lập tức đứng dậy và tập thể dục, sau bữa ăn nửa giờ hoặc lâu hơn nên đi ra ngoài tập thể dục là thích hợp nhất.
Nửa giờ sau bữa ăn đi ra ngoài đi dạo có thể thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn. Đi bộ là một bài tập aerobic rất tốt. Trong quá trình đi bộ có thể đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể, do đó làm giảm căng thẳng hoạt động mạch máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim mạch và mạch máu não.
Đối với người trung niên và người cao tuổi, điều cần quan tâm nhất là "ba cao". Nhưng nếu chăm chỉ đi bộ mỗi ngày, "ba cao" này cũng sẽ được đẩy lùi.
Giảm gánh nặng cho ruột và dạ dày
Bệnh từ miệng vào, ăn không lành mạnh rất dễ gây ra bệnh đường tiêu hóa. Người trung niên và người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh đường tiêu hóa cao hơn một mặt vì tuổi tác và khả năng nhu động ruột và dạ dày giảm, chức năng tiêu hóa bắt đầu xuống dốc. Mặt khác là do ăn không lành mạnh, thích ăn thực phẩm có hàm lượng calo cao như nhiều dầu mỡ, nhiều đường và thực phẩm không dễ tiêu hóa. Sau một thời gian dài cũng sẽ gây ra bệnh đường tiêu hóa.
Đi bộ sau bữa ăn có thể thúc đẩy nhu động ruột, duy trì sức khỏe đường ruột, kích thích bài tiết axit dạ dày giúp tiêu hóa và phá vỡ thức ăn. Ngoài ra, đi bộ sau bữa ăn cũng làm tăng tốc độ lưu thông máu, cải thiện táo bón, khó đi đại tiện và các triệu chứng khác. Nhờ đó cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp, mỡ máu cao có thể sử dụng phương pháp đi bộ sau bữa ăn như một cách tập thể dục để cải thiện sức khỏe của tim, cung cấp đủ máu và oxy cho tim và não.
Ngoài việc kiên trì đi bộ sau bữa ăn, chúng ta nên tuân thủ chế độ ăn uống nhẹ, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tránh đau bụng, tiêu chảy và các vấn đề khác trong quá trình đi bộ.
Có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu, mức độ lipid máu
Các bệnh mãn tính có xu hướng tăng nhanh chóng, và lan rộng đến những người trẻ tuổi. Điều này có liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống xấu, chẳng hạn như thích ăn mì gạo trắng tinh chế, thích thực phẩm giàu gia vị... Nếu bạn bị bệnh mãn tính, đi bộ sau bữa ăn có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Người trung niên và người cao tuổi cần lưu ý rằng mặc dù đi bộ thích hợp sau bữa ăn là tốt cho cơ thể, nhưng cũng kiểm soát thời gian và tốc độ, để tránh chấn thương khớp.
Tốc độ đi bộ có thể được xác định theo tình trạng thể chất. Người già yếu nên đi bộ 80 bước/phút, người già khỏe mạnh, chân linh hoạt có thể đi bộ 120 bước/phút. Tốt nhất là đi bộ từ 6h-8h sáng, bởi vì thời gian này không khí tương đối trong lành. Đi bộ trong không khí trong lành sẽ tiêu thụ oxy gấp 4 lần khi đứng yên.
1. Ngâm chân với nước ấm
Lòng bàn chân được gọi là "trái tim thứ hai" của cơ thể con người. Y học Trung Quốc tin rằng, ở lòng bàn chân của con người phân bố một số lượng lớn các huyệt vị, kết nối với lục phủ ngũ tạng. Ngâm chân bằng nước nóng có thể kích thích huyệt vị dưới lòng bàn chân, từ 7h-9h tối ngâm chân có thể dưỡng sinh, bởi vì trong khoảng thời gian này, tốc độ lưu thông máu chậm lại, ngâm chân bằng nước nóng có thể hoạt động kinh tuyến toàn thân, thúc đẩy sản xuất nhiệt của cơ thể. Nhờ đó tăng tốc độ lưu thông máu.
Ngâm chân với nước ấm không phải càng nhiều càng tốt, thời gian ngâm chỉ nên trong khoảng 20-30 phút. Ngoài ra, có thể ngâm chân trong nước thêm gừng, lá ngải cứu, nghệ tây và các loại thảo mộc khác để đạt hiệu quả xua tan hàn nhiệt, hoạt huyết hóa ứ. Sau khi ngâm chân ngồi trên giường dùng tay xoa bóp lòng bàn chân có thể kích thích huyệt vị tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, an thần ngủ ngon.
2. Giữ một tâm trí bình tĩnh
Tâm trạng tốt hay xấu có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tốt. Y học cổ truyền tin rằng "tức giận làm tổn thương gan, vui buồn tổn thương lá lách, buồn bã làm 'đau' phổi, sợ hãi hại thận...". Cảm xúc tiêu cực có tác động rất lớn đối với các cơ quan khác nhau của cơ thể, đồng thời cũng có một mối quan hệ rất lớn với tuổi thọ. Nếu cả ngày buồn bã và nóng nảy, không thể điều chỉnh cảm xúc thì các loại bệnh sẽ "tìm đến cửa", tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người trung niên và người cao tuổi càng nên học cách quản lý tâm trạng trong cuộc sống. Nên duy trì một tâm trí bình tĩnh, đối xử với cuộc sống tích cực và lạc quan để có thể có một cuộc sống lành mạnh và sống thọ.
Nếu trong cuộc sống có thể làm được hai điểm trên, cộng thêm thường xuyên đi bộ, cơ thể sẽ ngày càng khỏe mạnh, thúc đẩy lưu thông máu, bảo dưỡng thân thể, nhờ đó đạt được mục đích kéo dài tuổi thọ.