Thông minh là một loại đại trí tuệ. Phàm làm người ai ai cũng mong muốn có được. Bởi đó là thứ "vũ khí" lợi hại để bản thân vững bước trên con đường sự nghiệp và tiến tới thành công một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng phần lớn mọi người đều nhầm lẫn, có trí thông minh, có được sự nghiệp thành công rực rỡ hay vinh hoa phú quý là có được cuộc sống hạnh phúc bình an. Thật sự mà nói, hạnh phúc và thông minh dẫu có liên quan nhưng chưa chắc tỉ lệ thuận với nhau. Thậm chí đôi khi chúng còn đối nghịch: Càng thông minh, càng không có được hạnh phúc.
Các quốc gia thông minh nhất không phải là những quốc gia hạnh phúc nhất
Chỉ số IQ cao cũng giống như một con dao hai lưỡi. Bên cạnh việc giúp con người trở nên giỏi giang, dễ dàng giải quyết mọi vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ, sự thông minh đôi khi lại khiến chúng ta khó có được hạnh phúc thực sự. Ảnh: Görsel/Twitter
Thông minh là một điều tốt. Bạn có thể sử dụng sự thông minh của mình để kiếm nhiều tiền hơn và làm nhiều việc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn sống trong một quốc gia thông minh nhất thế giới thì sao? Liệu sự thông minh của bạn có thể tỏa sáng khi tất cả mọi người đều thông minh như nhau?
Hoặc nếu bạn sống trong một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới thì sao? Chắc hẳn, không phải lúc nào bạn cũng vui vẻ. Những lúc như vậy bạn sẽ cảm thấy có điều gì đó không ổn với mình?
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2022, 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới phần lớn đều thuộc Bắc Âu: Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Thụy Sỹ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Điển, Na Uy, Trong khi đó, quốc gia kém hạnh phúc nhất trên thế giới là Afghanistan, với thứ hạng 146.
Điều đáng chú ý là các quốc gia có chỉ số thông minh cao nhất thế giới lại không nằm trong top này.
Nhật Bản (IQ trung bình: 106.49) – Xếp hạng hạnh phúc #55
Đài Loan (IQ trung bình: 106.47) – Xếp hạng hạnh phúc #24
Singapore (IQ trung bình: 105.89) – Xếp hạng hạnh phúc #32
Hồng Kông (IQ trung bình: 105.37) – Xếp hạng hạnh phúc #75
Trung Quốc (IQ trung bình: 104.10) – Xếp hạng hạnh phúc #24
Hàn Quốc (IQ trung bình: 102.35) – Xếp hạng hạnh phúc #82
Loạt biểu hiện "thông minh quá bị thông minh hại" khiến hạnh phúc là một điều xa xỉ
1. Xu hướng phân tích mọi thứ
Những người có chỉ số IQ cao thường có xu hướng phân tích tất cả các sự kiện trong cuộc đời họ. Dần dà, chính việc phân tích này làm họ kiệt sức khi lúc nào cũng phải sống giữa những nghi ngại, lo sợ…
Có câu "Vô minh là hạnh phúc?" - Càng ít bận tâm thì càng dễ dàng hạnh phúc. Do đó, điều bạn cần làm chính là chấp nhận sự thật rằng dù thông minh tới đâu thì bạn cũng có quyền được mắc sai lầm và người khác cũng vậy. Hãy nhìn nhận chúng, tìm cách giải quyết chúng và bước tiếp.
2. Người thông minh gặp nhiều vấn đề về tâm lý
Nhiều công trình khoa học xác nhận rằng những người thông minh thường có những bệnh lý về tinh thần. Các nhà khoa học không thể tìm thấy một sự phụ thuộc trực tiếp ở đây, nhưng thực tế là như vậy. Thói quen phân tích liên tục dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, cái chết và ý thức tồn tại… và những điều này thường sẽ dẫn đến chứng bệnh trầm cảm.
Giải pháp để loại bỏ vấn đề này chính là giúp đỡ người khác thường xuyên hơn, thậm chí cả người lạ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên giúp đỡ mọi người sẽ cảm nhận được sự hài hòa nội tâm thường xuyên hơn những người bỏ qua các vấn đề của người khác. Ngoài ra, đây là một lý do tuyệt vời để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và ảm đạm.
3. Người thông minh thường hay tham vọng và được kỳ vọng quá nhiều
Người thông minh và nhận thức được sự thông minh của mình thường đặt kỳ vọng quá lớn vào bản thân. Họ thường xuyên phá vỡ các giới hạn bằng cách đặt ra rất nhiều mục tiêu cần phải đạt được trên con đường sự nghiệp.
Ấy thế, "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", dẫu thông minh nhưng chúng ta suy cho cùng cũng không hoàn hảo. Dù tính toán thế nào, đôi khi vẫn xảy ra thất bại, mục tiêu không đạt được. Và đây là lý do khiến người thông minh rơi vào cảnh tự ti, buồn bã và không có được hạnh phúc.
Bên cạnh đó, những thành công học tập của những người thông minh dẫn tới sự kỳ vọng của người khác là điều tất nhiên. Nhưng sự kỳ vọng lại chính là một gánh nặng không thể chịu nổi đối với họ, đặc biệt đối với trẻ em có năng khiếu, những đứa trẻ này sớm bị tước đoạt đi tuổi thơ hồn nhiên khi phải gồng mình lên để giữ thành tích của mình.
4. Người thông minh chịu nhiều áp lực hơn
"Hạnh phúc ở những người thông minh là điều hiếm hoi nhất mà tôi từng biết"- Ernest Hemingway. Ảnh: Internet
Các nhà khoa học Canada đã đưa ra kết luận rằng những người có chỉ số IQ cao cảm nhận những vấn đề đơn giản hàng ngày nghiêm trọng hơn nhiều. Họ có thói quen suy nghĩ nhiều lần về những gì đang xảy ra, bao gồm cả những điều tiêu cực, dẫn đến việc họ dễ bị căng thẳng thường xuyên.
Theo lời khuyên của nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, bạn nên học cách từ bỏ các cảm xúc tiêu cực, đừng nghiêm trọng hóa khi gặp phải vấn đề. Điều này sẽ giúp chúng ta bình tĩnh phân tích tình hình và tìm ra cách để thoát khỏi tình huống khó khăn.
5. Dễ gặp các vấn đề về sức khỏe
Những người thông minh thường có xu hướng đi ngủ muộn – đây là kết luận mà các nhà khoa học có được qua những khảo sát. Việc thường xuyên ngủ muộn sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, những người có trí tuệ phát triển cao có xu hướng nghiện rượu và hút thuốc do lo lắng gia tăng.
Diễn giả, nhà văn và nhà kinh doanh Adam J. Jackson khuyến khích bạn học cách thư giãn. Cố gắng tổ chức một kỳ nghỉ và đừng quên ngủ đủ giấc hàng ngày và thậm chí hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, không làm gì cả. Thường xuyên tập luyện môn thể dục mà bạn thích nhất. Những hoạt động này giúp cơ thể tạo thành "hoóc môn vui vẻ" – hay còn được gọi là endorphins, giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Sau tất cả, sức khỏe vẫn là quan trọng nhất mà.
Nguồn: PhysicianOnFire, Bright Side