Các bậc cha mẹ khi sinh con ra ngoài việc quan tâm đến ngoại hình của con còn đặc biệt chú ý đến chỉ số thông minh của trẻ. Chỉ số thông minh (IQ) không phải thứ có thể xác định ngay một sớm một chiều mà cần phải đợi con trẻ đến một độ tuổi nhất định.
Hiện nay, các bậc cha mẹ có thể dễ dàng tìm hiểu được nhiều cách xác định được chỉ số thông minh của trẻ thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội... Trong số đó việc kiểm tra nhóm máu cũng là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.
Vậy việc xác định nhóm máu có thực sự biết được chỉ số thông minh của trẻ hay không?
Để trả lời câu hỏi này, một nhóm các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và thực nghiệm trên quy mô lớn để tính toán mối quan hệ giữa chỉ số thông minh và nhóm máu để đưa đến kết luận cuối cùng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm máu của những đứa trẻ có chỉ số IQ cao nhất là nhóm máu AB. Những đứa trẻ sở hữu nhóm máu này thường có biểu hiện thông minh hơn những đứa trẻ đồng trang lứa nhưng khác nhóm máu.
Như vậy chúng ta có thể thấy, nhóm máu không chỉ biểu hiện tính di truyền, tình hình sức khoẻ mà có thể phản ánh được phần nào chỉ số thông minh của một người.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Thực tế đã được kiểm chứng bằng, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đội ngũ người dẫn chương trình CCTV của Trung Quốc có hơn 7% người mang nhóm máu AB. Một cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ thông minh trên thế giới chiếm nhiều nhất nhóm máu này.
Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại một vấn đề, nhóm máu là một yếu tố mang tính bẩm sinh, chúng ta không thể thay đổi điều này. Thay vì quá coi trọng việc nhìn nhận nhóm máu mang tính chất quyết định trí thông minh của trẻ, chúng ta, các bậc làm cha mẹ hãy lập ra kế hoạch phát triển và nâng cao trí thông minh của trẻ thông qua các hoạt động bên ngoài dựa trên các nghiên cứu khoa học.
Dưới đây là một số những phương pháp mang tính khoa học có thể cải thiện được trí thông minh của trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
3 thói quen trẻ nên học từ sớm để phát triển IQ
1. Rèn luyện và nghỉ ngơi điều độ
Tuỳ vào từng giai đoạn và độ tuổi phát triển của trẻ mà cha mẹ cần xác định được "thời khoá biểu" học tập, làm việc và nghỉ ngơi của con trẻ. Trong giai đoạn phát triển, trẻ cần có sự phối hợp của cha mẹ điều chỉnh thời gian học tập và nghỉ ngơi.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của học tập nhưng thư giãn còn quan trọng hơn. Nâng cao chỉ số IQ không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tri thức mà hơn thế nữa là những kỹ năng xã hội mà trẻ có thể tiếp thu qua các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí,..
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Nếu không có một chế độ làm việc học tập và nghỉ ngơi đều đặn thì cả trí tuệ và thể chát của trẻ đều không thể phát triển theo hướng như chúng ta mong muốn.
2. Rèn kỹ năng quan sát và phán đoán
Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ luôn không ngừng tiếp nhận những cái mới từ cuộc sống. Chắn hẳn các bậc phụ huynh ai cũng đã từng trải qua giai đoạn con trẻ tò mò về mọi thứ chúng nhìn thấy lần đầu tiên luôn không ngừng hỏi về nó.
Đây chính là thời điểm thích hợp để cha mẹ hướng dẫn con trẻ cách thức quan sát, phân tích và phán đoán mọi sự vật, tình huống. Học được cách quan sát và phán đoán tình huống sẽ giúp trẻ dần nâng cao chỉ số IQ. So với những bạn cùng trang lứa, những đứa trẻ thích tò mò sẽ phát triển trí thông minh và nhạy bén tốt hơn.
3. Rèn luyện thói quen đọc sách
Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ nên bắt đầu dạy con cách đọc sách và luyện tập để duy trì thói quen này. Nếu những đứa trẻ thường xuyên đọc sách từ khi còn nhỏ thì sau khi lớn lên, chúng sẽ có được nền tảng gắn liền với sách từ đó việc trau dồi tri thức từ sách vở.
Xây dựng được thói quen đọc sách và biết cách chọn lọc sách không chỉ giúp ích cho kiến thức mà còn hỗ trợ rất nhiều cho việc cải thiện chỉ số thông minh của trẻ.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp con cải thiện chỉ số thông minh bằng cách dẫn con đến những nơi như thư viện hay bảo tàng.
Thư viện là kho tri thức vô cùng lớn, trẻ có thể tìm bất cứ cuốn sách nào muốn đọc. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể đưa con đến thư viện và bắt đầu với một số cuốn sách có lợi cho việc phát triển chỉ số IQ của trẻ. Điều này có thể tạo ra một không gian học tập mới kích thích sự yêu thích tìm tòi của con.
Nếu thư viện là kết tinh của tri thức thì bảo tàng là nơi trưng bày chọn lọc những dấu vết lịch sử lâu đời để mọi người tham quan và tìm hiểu. Do đó phụ huynh có thể đưa con đến bảo tàng nhiều hơn, để tạo hứng thú cho con, gây dựng niềm yêu thích của con với lịch sử.
Nhóm máu của mỗi người là không thể thay đổi nhưng chỉ số thông minh của một người hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua các phương pháp tiếp thu bên ngoài. Không thể phủ nhận rằng chỉ số thông minh có quan hệ mật thiết với cách thức giáo dục của cha mẹ đối với con trẻ.
Theo Sohu, QQ