Người Trung Quốc thường ví "một nắm lạột nắm thuốc bổ", ý muốn nói rằng nếu chăm chỉ ăn nhiều lạc thì nhất định nhiều căn bệnh sẽ tiêu tan.
Lạc có chứa 8 loại axit amin thiết yếu và hàng loạt chất dinh dưỡng như caroten, axit béo không no, lecithin, chất xơ thô... Những chất dinh dưỡng này được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng, có lợi trong việc trì hoãn lão hóa, bổ sung canxi, tăng cường trí nhớ.
Theo giáo sư Yu Kang, Khoa Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh, Trung Quốc: Lạc rất tốt, nhưng có một trường hợp thấy lạc cần phải ném bỏ ngay đó là khi lạc bị mốc.
Dấu hiệu lạc bị mốc cần vứt bỏ đó là bên trong có màu vàng, sẫm xanh. Hoặc vỏ lạc có dấu hiệu thâm đen, nát, có mùi lạ.
Trong nhà, lạc thường được tích trữ ở góc nhà, góc bếp. Đây chính là những vị trí ẩm thấp, dễ hình thành nấm mốc. Độc tố nấm mốc đó rất có thể là aflatoxin. Aflatoxin hẳn là một loại độc tố nấm mốc mà ai cũng từng nghe tên. Nó dường như là chất độc đáng sợ nhất trên thế giới. Aflatoxin có thể gây tổn thương gan trong trường hợp nhẹ, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra các tổn thương ác tính ở gan như ung thư gan. Thậm chí, nếu chúng ta tiêu thụ một lượng lớn aflatoxin vào người còn có thể gây tử vong. Aflatoxin có thể độc gấp 10 lần so với kali xyanua; 68 lần so với thạch tín.
Dấu hiệu lạc bị mốc cần vứt bỏ đó là bên trong có màu vàng, sẫm xanh. Hoặc vỏ lạc có dấu hiệu thâm đen, nát, có mùi lạ.
Nhiều người hỏi rằng khi thực phẩm nhiễm aflatoxin nếu nấu chín có ăn được không. Theo giáo sư Yu Kang, aflatoxin nấu chín có thể tiêu diệt hơn 90%, nhưng khả năng nấm mốc vẫn còn. Hơn nữa, thực phẩm đã bị mốc thì dinh dưỡng cũng không đảm bảo, hương vị cũng không còn ngon vì thế tốt nhất không nên tiếc mà giữ lại.
Những người nên hạn chế ăn lạc
1. Những người đang bị tiêu chảy
Hàm lượng protein trong lạc đặc biệt cao, ngoài ra nó còn chứa một lượng lớn chất béo. Đối với những người có đường tiêu hóa kém hoặc đang bị tiêu chảy thì tốt nhất không nên ăn. Nếu không, nó sẽ làm cho các triệu chứng tiêu chảy nặng hơn.
2. Người bị bệnh gút
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút, nếu đang có tình trạng bệnh không ổn định thì việc ăn lạc sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Lý do là bởi lạc nhiều chất dầu, nhiều protein, sẽ khiến người bệnh gút tăng hàm lượng axit uric.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút, nếu đang có tình trạng bệnh không ổn định thì việc ăn lạc sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
3. Bệnh nhân tăng lipid máu
Hàm lượng dầu trong lạc tương đối cao, một khi tiêu thụ với số lượng lớn và trong thời gian dài sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên, khiến tốc độ máu chảy bất thường và làm trầm trọng thêm bệnh mỡ máu. Hơn nữa, lạc có tác dụng cầm máu, nếu ăn vào thời điểm này sẽ khiến máu đông quá mức, dễ hình thành huyết khối.
Nhìn chung, mặc dù lạc là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng 3 nhóm người trên nên tránh ăn. Ngay cả với người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều lạc, mỗi ngày chỉ nên ăn một hoặc hai nắm lạc mỗi ngày, tương đương với 280 calo.