Trong báo cáo ngành dầu khí mới nhất, CTCK VnDirect trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu dầu khí rất nhạy cảm với giá dầu Brent. Bất chấp những khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty chứng khoán này tin rằng đà tăng mạnh của giá dầu hiện nay sẽ không chỉ thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà còn cải thiện nền tảng cơ bản của ngành trong những năm tới.
Là công ty đầu ngành dầu khí, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) hiện kinh doanh ra sao? Sau đây là một số phân tích hoạt động của công ty này dựa trên bối cảnh vĩ mô trong và ngoài nước cũng như mô hình kinh doanh nội tại của GAS.
Bối cảnh
Thị trường dầu khí thế giới
Giá dầu tiếp tục tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm và hiện đạt mức cao nhất trong 2 năm qua nhờ vào triển vọng nhu cầu tăng lên khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau khi chiến dịch tiêm vaccine mang lại hiệu quả tốt tại Bắc Mỹ và châu Âu, cùng với đó là nguồn cung được kiểm soát khi nhóm OPEC+ đồng thuận việc nới lỏng thận trọng. Giá dầu giữa tháng 6 đạt mức 72-75 USD/thùng với dầu Brent và 70-72USD/thùng với dầu WTI, tăng mạnh 43% và 48% từ đầu năm đến nay.
Nhu cầu dầu tháng 5 đạt mức 96,2 triệu thùng/ngày và được dự báo tăng lên mức 98,14 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và tiếp tục tăng lên 101,4 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021, đạt mức trung bình 1 năm là 97,6 triệu thùng/ngày, tăng 5,8% so với trung bình 2020. Nhu cầu tăng mạnh ở các nước ở các nước như Mỹ, Châu Âu, trong khi Châu Á và các khu vực khác vẫn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19
Thị trường trong nước
Giá dầu hồi phục và tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm giúp hoạt động của ngành dầu khí trong nước gặp nhiều thuận lợi. Mặc dù sản lượng dầu khí khai thác ở mức thấp nhưng vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, vượt xa kế hoạch 5 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh thu đạt 277.3 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, đặc biệt lợi nhuận trước thuế đạt 15.3 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 200% so với cùng kỳ 2020, giá trị nộp ngân sách đạt 32.4 nghìn tỷ đồng.
Tại khâu thượng nguồn, hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác của các nhà thầu diễn ra tích cực hơn trong bối cảnh giá dầu tăng. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng khai thác dầu đạt 4.54 triệu tấn, bằng 91% cùng kỳ và hoàn thành 47% kế hoạch năm, sản lượng khí đạt 3.47 tỷ m3, bằng 87% cùng kỳ và hoàn thành 36% kế hoạch năm. Khai thác dầu khí giảm do nhu cầu hạ nguồn đang ở mức thấp, tuy nhiên dự kiến trong những tháng cuối năm sản lượng khí khai thác sẽ tăng mạnh lên về giai đoạn cuối năm.
Tại khâu trung và hạ nguồn, các dự án đầu tư như nhà máy hóa dầu Long Sơn, kho cảng LNG Thị Vải… vẫn đang được tập trung thực hiện. Trong khi đó, hoạt động sản xuất đạt kết quả khả quan, sản lượng xăng dầu sản xuất trong 5 tháng đầu năm đạt 5,53 triệu tấn, bằng 97% cùng kỳ năm trước, sản lượng tiêu thụ (bỏ qua tồn kho) đạt 8,3 triệu tấn, tăng mạnh 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa cuối năm 2021, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng lên, đưa sản lượng cả năm đạt mức 19,4-19,6 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2020.
Thị trường LPG tại Việt Nam liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong giai đoạn gần đây (khoảng 10% theo số liệu báo cáo ngày 23/11/2020) so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới và khu vực (khoảng 4%). Đây là mức tăng trưởng cao, cho thấy tiềm năng phát triển còn lớn, đây chính là thị trường mà doanh nghiệp có thể mở rộng khi đã nắm thị phần chi phối trong kinh doanh phân phối khí tự nhiên, khí LPG bán buôn cho các nhà máy điện, đạm, khách hàng công nghiệp.
Thị trường khí tự nhiên tăng trưởng đều đặn
Nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên cho sản xuất điện được dự báo tăng bình quân 14%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Các nhà máy điện khí là khách hàng tiêu thụ chính của khí tự nhiên (khoảng 80% tổng sản lượng). Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, tổng công suất lắp đặt được dự báo đạt mức 138.000 MW vào năm 2030, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2020. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của nhiệt điện khí sẽ tăng từ mức 12% (năm 2020) lên mức 19% năm 2030. Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên cho sản xuất điện được dự báo tăng bình quân 14%/năm trong giai đoạn này.
Tuy nhiên có khoảng 50% các dự án điện khí đang được đề xuất nghiên cứu, xây dựng là các tổ hợp dự án tích hợp với đầy đủ các cấu phần từ cảng nhập khẩu LNG, bồn chứa, hệ thống tái hóa khí, đường ống dẫn khí và nhà máy phát điện. Các dự án còn lại đơn thuần là các nhà máy phát điện chạy khí LNG.
Dẫu vậy, hiện vẫn chưa có dự án điện khí LNG nào được khởi công xây dựng, bởi chưa hoàn tất được các hợp đồng liên quan tới hoạt động của nhà máy, mà đáng chú ý nhất là hợp đồng mua bán điện (PPA). Ngay cả Dự án LNG Bạc Liêu dù đã được cấp phép đầu năm 2020 và rất tự tin quảng bá vẫn đang đàm phán PPA nhưng chưa nhìn thấy vạch đích để có thể bước sang phần triển khai trên thực địa.
Nói về tiến độ triển khai dự án LNG, các chuyên gia đến từ lĩnh vực năng lượng cùng một số nhà tư vấn môi giới dự án và thu xếp tài chính cũng cho rằng, thử thách lớn nhất chính là đàm phán PPA. Do đó thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ để tháo gỡ nút thắt này.
Nhìn chung, thị trường khí tự nhiên vẫn đang tăng trưởng đều đặn và còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai
Triển vọng của mảng phân bón
Sản lượng nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 2,824 nghìn tấn, tăng 20.1% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 803 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ. Trong đó, các loại phân đa số tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2020 (ngoại trừ phân DAP, sản lượng nhập khẩu giảm 25,6% do sản xuất trong nước dần được nâng cao). Tổng nhập khẩu tính riêng trong tháng 7 đạt 520 nghìn tấn tăng mạnh 54% so với cùng kỳ, nhưng đã giảm nhiệt so với lượng nhập khẩu trong tháng 5 (544 nghìn tấn). Lượng nhập vẫn cao, có lẽ do tâm lý các nhà nhập khẩu muốn tích trữ mặt hàng này, khi cầu trong nước vẫn cao và giá liên tục tăng.
Xuất khẩu phân bón 7 tháng đầu năm có mức tăng khá về lượng, đạt 749 nghìn tấn (tăng gần 39% so với cùng kỳ) và tăng mạnh với tổng giá trị 264 triệu USD (tăng 67% so với cùng kỳ). Dù cuối tháng 3, Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp sản xuất trong nước hạn chế xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu và bình ổn giá trong nước. Nhưng theo Bộ Công Thương, hiện chưa đủ cơ sở để tạm ngừng xuất khẩu phân bón như đề xuất, vì theo “Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định rằng có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất đối với hàng hóa nhưng phải trong trường hợp mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán hoặc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật”; trong khi đó, lượng phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu cơ bản vẫn đang đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Nhìn chung, thị trường phân bón đang ở mức bão hòa trong ngắn hạn và tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Đặc thù của GAS
Thế mạnh từ rào cản gia nhập thị trường
Với lợi thế là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, GAS có toàn quyền khai thác, phân phối khí và các sản phẩm các mỏ dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ định. GAS là đơn vị duy nhất có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng khí, bao gồm hệ thống thu khí tại nguồn, đường ống phân phối vận chuyển, hệ thống lưu trữ và nhà máy sản xuất khí.
Ngành khí là ngành có vị trị quan trọng trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh năng lượng, đồng thời chi phí đầu tư để có một hệ thống xử lý, nhập khẩu, lưu trữ và phân phối đầy đủ đồng bộ như GAS sẽ phải đầu tư chi phí ban đầu cực lớn.
Vị thế đàm phán thấp do phụ thuộc nhà cung cấp
Nguồn cung LPG chủ yếu là từ nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy Dinh Cổ không ổn định. Gần 50% lượng LPG vẫn phải nhập khẩu từ các đối tác ở Mỹ, Nga… Điều này làm giảm tính đa dạng của nguồn cung và giảm đi vị thế trong đàm phán của GAS
Đối với mảng kinh doanh LPG, PV Gas chủ yếu bán sỉ nên giá hợp đồng toàn cầu giảm mạnh sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Sản phẩm thay thế
Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, tổng công suất lắp đặt được dự báo đạt mức 138.000 MW vào năm 2030, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2020. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của nhiệt điện khí sẽ tăng từ mức 12% (năm 2020) lên mức 19% năm 2030. Dẫu vậy, hiện vẫn chưa có dự án điện khí LNG nào được khởi công xây dựng, bởi chưa hoàn tất được các hợp đồng liên quan tới hoạt động của nhà máy, mà đáng chú ý nhất là hợp đồng mua bán điện (PPA). Ngay cả Dự án LNG Bạc Liêu dù đã được cấp phép đầu năm 2020 và rất tự tin quảng bá vẫn đang đàm phán PPA, mà chưa nhìn thấy vạch đích để có thể bước sang phần triển khai trên thực địa. Nếu nút thắt về chính sách không được cởi bỏ, các nhà đầu tư có thể chuyển vốn đầu tư sang các dự án nhiệt điện than hay năng lượng tái tạo khác
Sức mạnh trả giá của người mua ở mức trung bình
GAS đã phát triển hệ thống phân phối bán buôn LPG với gần 50 khách hàng trong nước và hơn 10 khách hàng nước ngoài và mạng lưới bán lẻ với khoảng trên 2.000 tổng đại lý/đại lý bán lẻ. Mảng bán lẻ khí LPG (GAS đóng bình) có số lượng khách hàng lớn, giá trị đơn hàng thấp, người mua có sức mạnh trả giá thấp. Tuy nhiên trong mảng bán buôn, số lượng khách hàng ít hơn và quy mô đơn hàng lớn dẫn đến quyền đàm phán của khách hàng cao hơn.
Mức độ cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh thấp
Với lợi thế là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, GAS có toàn quyền khai thác, phân phối khí và các sản phẩm các mỏ dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ định. GAS là đơn vị duy nhất có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng khí, bao gồm hệ thống thu khí tại nguồn, đường ống phân phối vận chuyển, hệ thống lưu trữ và nhà máy sản xuất khí.
GAS có năng lực sản xuất 450.000 - 500.000 tấn LPG/năm và 70.000 tấn condensate/năm. Tổng Công ty giữ vị thế số 1 về cung cấp LPG với hơn 60% thị phần trên thị trường LPG Việt Nam.
(Nội dung bài viết tham khảo từ cuộc thi Stock Picking- Lựa chọn cổ phiếu do Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam - Vietnam Wealth Advisors tổ chức)