Xung quanh chúng ta đều có người thân hoặc bạn bè có thói quen ngủ ngáy, nhưng ít ai biết rằng ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người nằm cạnh, mà còn là “hồi chuông” cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe.
Ngủ ngáy, hay còn gọi là hội chứng tạm ngừng hô hấp khi ngủ. Ngáy sẽ tạo ra từng cơn ngừng thở đột ngột, khiến não bộ thiếu oxy, đồng thời hệ thần kinh cũng không thể hoạt động bình thường.
Chàng trai IT 28 tuổi một đêm ngừng thở 176 lần
Gần đây, thông tin “Chàng trai IT một đêm đã ngừng thở 176 lần” được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc. Chàng trai đó là Xiao Lin đến từ vùng Nam Sơn, Quý Châu (Trung Quốc). Một đêm khi ngủ anh ngừng thở 176 lần, lần dài nhất khoảng 120 giây.
Vào chu kỳ REM (giai đoạn ngủ chính để hồi phục năng lượng và trí nhớ), độ bão hòa oxy trong máu trung bình đạt 71%, mức thấp nhất khoảng 38%. Do đó, anh được chẩn đoán mắc Hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng, cần đeo máy trợ thở trong thời gian dài để cải thiện sức khỏe.
Hiện tượng ngủ ngáy vô cùng phổ biến trong mọi độ tuổi, khoảng 57% ở nam giới và 40% ở nữ giới.
Trên thực tế, ngủ ngáy là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang bị đe dọa. Theo nghiên cứu chứng minh: Phần lớn hiện tượng ngừng thở khi ngủ đều có liên quan mật thiết đến nguyên nhân sinh ra các bệnh mãn tính như: cao huyết áp, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,...
Theo khảo sát, những người thường xuyên ngủ ngáy có tỷ lệ mắc bệnh ung thư khá cao. Việc lượng oxy nạp vào cơ thể giảm đi dẫn đến tình trạng các bộ phận trong cơ thể thiếu oxy, thúc đẩy tốc độ phát triển khối u.
Bên cạnh đó, hiện tượng thường xuyên ngủ ngáy khiến nam giới giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh sản cũng dần suy giảm theo. Bởi vì não bộ và hệ thần kinh thiếu phản ứng với kích thích bên ngoài, nên độ hưng phấn của cơ thể cũng hạ xuống rất thấp, khi đó sự bài tiết nội tiết tố nam cũng suy giảm đáng kể.
Làm thế nào để thay đổi thói quen ngủ ngáy?
Giảm béo
Dựa theo nghiên cứu cho thấy, hầu hết người mắc chứng ngủ ngáy đều kèm theo triệu chứng béo phì. Do béo phì có thể khiến chất béo tích tụ lại trong đường hô hấp, thu hẹp đường thở, từ đó dễ gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Để hạn chế triệu chứng ngáy, những người béo phì nên tích cực giảm cân, loại bỏ lượng mỡ thừa cản trở quá trình hô hấp.
Còn đối với những người gầy, nếu thường ngáy khi ngủ có thể do có bệnh về đường hô hấp. Trường hợp này không cần giảm cân, nhưng nên đến bệnh viện kiểm tra sớm, xem đường hô hấp có gì bất thường không. Sau khi điều trị nguyên nhân cản trở đường hô hấp sẽ giúp giảm dần tần suất ngủ ngáy.
Chọn gối nằm có độ cao phù hợp
Nhiều người thích gối đầu cao khi ngủ, nhưng chính sở thích này lại cản trở quá trình hít thở khi ngủ, từ đó đường thở càng hẹp, tiếng ngáy càng lớn. Thế nên, khi ngủ nên chọn gối đầu có độ cao và độ cứng phù hợp mới có thể hạn chế ngủ ngáy.
Nhưng cần lưu ý, những chiếc gối bông mềm lại dễ trơn và lõm xuống khi nằm lên, vì vậy gối cao su là một lựa chọn tuyệt vời.
Nằm nghiêng khi ngủ
Theo nghiên cứu nằm nghiêng giúp hít thở thuận lợi hơn, vì khi nằm ngửa, gốc lưỡi có xu hướng rút vào phía trong, khiến đường thở hẹp; còn khi nằm nghiêng, lưỡi trong trạng thái thả lỏng hơn, tránh tắc nghẽn đường hô hấp.
Đối với những người ngủ ngáy, nằm nghiêng có hiệu quả cao trong việc hạn chế triệu chứng ngáy. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu lâm sàng nằm nghiêng có thể cải thiện đáng kể hiện tượng này.
Có một số trường hợp ngáy cần can thiệp bằng phẫu thuật
Có thể cải thiện vấn đề ngủ ngáy bằng cách điều chỉnh lối sống, tuy nhiên với các trường hợp đường hô hấp có vấn đề do amidan to hoặc có thịt thừa trong mũi, cần can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ những yếu tố làm cản trở hô hấp.
Ngoài ra, sau đó có thể kết hợp thêm máy trợ thở để đạt được hiệu quả tối đa trong việc điều trị triệu chứng ngủ ngáy. Do đó, cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc dẫn đến ngủ ngáy là gì để có phương pháp điều trị đúng đắn.
Nguồn Aboluowang