Doanh nhân

Khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau khi tặng cả nghìn tỷ đồng và một nhà máy pin cho VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng. (Ảnh: VIC).

VinFast có thể được coi là tâm huyết của ông Phạm Nhật Vượng - vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Bởi vậy, ông Vượng đã đầu tư rất nhiều vào công ty sản xuất xe điện này, thậm chí bỏ cả tiền túi để hỗ trợ tài chính cho VinFast hoạt động.

Tháng 4/2023, Chủ tịch Vingroup cam kết hiến tặng 1 tỷ USD cho VinFasttrong vòng một năm tới  từ nguồn tài sản cá nhân, trong khi Tập đoàn sẽ tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD và cho vay 1 tỷ USD với thời hạn 5 năm.

Từ đó đến nay, Vingroup đã giải ngân khoản vay 23.000 tỷ đồng và ông Phạm Nhật Vượng cũng đã giải ngân 7.000 tỷ đồng cho VinFast.

Trong 6 tháng tới, VinFast dự kiến nhận đến 12.000 tỷ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup. Bên cạnh đó, hai cổ đông lớn kiểm soát bởi Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẽ tặng cho VinFast toàn bộ số tiền ròng thu được từ bán 46 triệu cổ phiếu, theo thông tin đã đăng ký tại Bản cáo bạch F-1 nộp cho SEC gần đây.  

Tổng nguồn tiền VinFast kỳ vọng nhận về trong các quý tiếp theo có thể lên đến 29.000 tỷ đồng hoặc nhiều hơn.

Không chỉ quyên tặng tiền mặt, ngày 11/10,  tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tặng 99,8% cổ phần của CTCP Giải pháp Năng lượng VinES cho hãng xe điện VinFast. VinES là công ty thành viên của Vingroup có tổng vốn pháp định 6.500 tỷ đồng. 

Vậy sau khi đầu tư rất nhiều vào VinFast, khối tài sản còn lại trong tay ông Phạm Nhật Vượng gồm những gì?

Theo cập nhật của Forbes, tới ngày 12/10, ông Vượng đang có tài sản định danh là 4,8 tỷ USD, là người giàu nhất Việt Nam và đứng thứ 586 thế giới. 

 

Phần lớn khối tài sản này của ông Vượng đến từ việc nắm giữ cổ phiếu VIC của Vingroup. Cập nhật từ báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, ông Vượng đang nắm 17,87% cổ phần Vingroup, tương đương 691,2 triệu cổ phiếu VIC. Vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam còn sở hữu gián tiếp Vingroup thông qua Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIG)

Tháng 3 năm nay, ông Vượng chuyển nhượng 50,7 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn vào CTCP Di chuyển xanh và Thông minh GSM (đơn vị vận hành hãng taxi điện Xanh SM). Uớc tính thương vụ chuyển nhượng của ông Vượng trị giá 2.737 tỷ đồng.

GSM có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, trong đó tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 95% vốn. Theo ghi nhận, vào ngày 13/9, vốn của GSM đã tăng lên 5.947 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không thay đổi.

Cuối năm ngoái, ông Vượng chuyển quyền sở hữu gần 243,5 triệu cổ phiếu VIC cho CTCP Quản lý và đầu tư bất động sản VMI nhằm mục đích góp vốn. Thời điểm đó, ước tính giá trị số cổ phiếu ông Vượng góp vào công ty bất động sản khoảng 16.200 tỷ đồng. 

Tại đây, ông Vượng nắm 90% cổ phần VMI, bà Phạm Thu Hương sở hữu 5% cổ phần và Vinhomes giữ 5%. Sau thương vụ, VMI thành cổ đông lớn nắm 6,3% cổ phần Vingroup.

Ngoài những công ty trên, theo báo cáo quản trị của Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng đang trực tiếp nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp như:

CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam (Vietnam Investment Group - VIG), CTCP Giải pháp năng lượng VinES và CTCP Giải pháp năng lượng VinES Hà Tĩnh, CTCP Quỹ giải thưởng VinFuture và Asian Star Trading & Investment. VIG là cổ đông lớn nhất sở hữu 32,57% vốn của Vingroup. Ông Phạm Nhật Vượng là chủ tịch của VIG và sở hữu 92,88% vốn.

Về phía VinFast Auto, sau khi sáp nhập với Black Spade, tổng lượng cổ phiếu VFS lưu hành là hơn 2,3 tỷ cổ phiếu. Trong đó, Vingroup sở hữu 51,36%, hai công ty đầu tư thuộc sở hữu của ông Phạm Nhật Vượng là VIG nắm 33,37% và Asian Star Trading & Investments Pte. Ltd nắm gần 15%. Còn lại một phần nhỏ thuộc về các cổ đông khác.

Như vậy, thông qua hai công ty đầu tư, ông Phạm Nhật Vượng đang gián tiếp nắm gần 48,4% cổ phần VinFast.

Bên cạnh VinFast, ông Vượng cũng trực tiếp rót vốn vào hai công ty sản xuất pin là VinES và VinES Hà Tĩnh. VinES được thành lập tháng 8/2021 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Vingroup nắm 51% vốn, và 49% còn lại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm 48,5% và bà Phan Thu Hương nắm 0,5%. Đây chính là công ty ông Vượng vừa tặng cho VinFast.

Sau đó, VinES đã liên doanh với Gotion, Inc. (thành viên Gotion High-Tech) để xây dựng nhà máy cell pin sạc LFP tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) với tổng vốn đầu tư gần 275 triệu USD.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm