Chứng khoán

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu BĐS

Tóm tắt:
  • NĐT nước ngoài mua ròng liên tục ba phiên, chủ yếu tập trung vào nhóm bất động sản như DXG, NLG, VIC.
  • Tổng giá trị mua ròng trên sàn HOSE đạt hơn 905 tỷ đồng, tương đương 45,4 triệu đơn vị.
  • Cổ phiếu DXG được mua ròng nhiều nhất với giá trị 104,8 tỷ đồng, cùng với NLG, GEX.
  • NĐT nước ngoài bán ròng mạnh nhất trên sàn HNX là cổ phiếu PVS với giá trị gần 8,2 tỷ đồng.
  • Tại UPCoM, NĐT ngoại bán ròng phiên thứ tám liên tiếp với hơn 17 tỷ đồng, chủ yếu tại cổ phiếu ACV.

Trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đẩy mạnh mua ròng với quy mô hơn 905 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 45,4 triệu đơn vị. 

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh được mua ròng nhiều nhất với giá trị 104,8 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại tiếp tục rót ròng lần lượt hơn trăm tỷ đồng vào NLG và GEX.

Ngoài ra, NĐT nước ngoài cũng gom ròng loạt cổ phiếu bất động sản như VIC (89,5 tỷ đồng), NVL (76,1 tỷ đồng), KDH (57,5 tỷ đồng), VHM (57,1 tỷ đồng) và KBC (54,3 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu VRE của Vincom Retail dẫn đầu Top bán ròng với quy mô 78,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng bị bán ròng 57,9 tỷ đồng.

Danh mục bán ròng còn có các mã như SSI, CTD, PVD, FPT, VTP, GMD, DGC, BSI với quy mô 14 - 48 tỷ đồng.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Trên sàn HNX, NĐT ngoại tiếp tục gom ròng với giá trị hơn 4 tỷ đồng, tương đương khối lượng 264.200 triệu đơn vị.

Cụ thể, khối này gom ròng mạnh nhất 12 tỷ đồng cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Tương tự, dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến bộ đôi cổ phiếu chứng khoán VFS và SHS với giá trị lần lượt 3,4 tỷ và 3,3 tỷ đồng. Danh sách giải ngân còn có VTZ (1,4 tỷ đồng), VGS (1 tỷ đồng), PLC (740 triệu đồng), HUT (669 triệu đồng)...

Ở chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị gần 8,2 tỷ đồng.

Cùng chiều, cổ phiếu NTP của Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong bị rút ròng với giá trị 4,8 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng các mã CEO (3,6 tỷ đồng), MBS (1,5 tỷ đồng), HJS (538 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại đẩy mạnh bán ròng phiên thứ 8 liên tục với hơn 17 tỷ đồng, với khối lượng 85.367 đơn vị.

Trong đó, áp lực bán lớn nhất ghi nhận tại cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam với gần 10,6 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có sự góp mặt của QNS (6,2 tỷ đồng), MCH (3,1 tỷ đồng), MML (274 triệu đồng)...

Phía đối diện, cổ phiếu KLB của Ngân hàng TMCP Kiên Long đứng đầu về giá trị mua ròng gần 1,9 tỷ đồng. Hoạt động giải ngân còn trải dài ở các mã MSR (574 triệu đồng), QTP (273 triệu đồng), MGC (121 triệu đồng)...

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Giải ngân vốn đầu tư công bằng 0, vì sao lãnh đạo đơn vị vẫn "ung dung"?

Đến hết tháng 4 còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân của cả nước cũng "hụt hơi" so với cùng kỳ. Thậm chí, hơn 27.800 tỷ đồng vốn nằm trên giấy, chưa được phân bổ. Có ý kiến cho rằng, thời gian tới cần cá thể hóa trách nhiệm; để trì trệ, làm chậm tiến độ cần xử lý công khai.

‘Đại gia’ bảo hiểm PJICO nợ như chúa chổm

Quý I năm nay, PJICO có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới hơn 6.620 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu.

Vừa có báo cáo gửi Quốc hội về Ngân hàng SCB

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có tờ trình báo cáo Chính phủ về phương án cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Theo nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện phương án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.