Doanh nghiệp

Doanh nghiệp lữ hành lớn nhất Việt Nam đang kinh doanh ra sao?

Tóm tắt:
  • Vietravel có gần 40 chi nhánh trong nước và 7 văn phòng quốc tế.
  • Doanh thu quý I đạt 1.294 tỷ đồng, tăng 8%; lãi trước thuế giảm 47%.
  • Công ty đặt mục tiêu doanh thu 9.549 tỷ đồng năm 2025, tăng 42%.
  • Vietravel dự kiến mở rộng kinh doanh và giảm nợ vay để tối ưu chi phí.
  • Công ty sẽ đổi tên thành CTCP Du lịch Vietravel và bổ sung 3 ngành nghề mới.

CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel - Mã: VTR) vừa công bố BCTC quý I, doanh thu thuần đạt 1.294 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

Công ty báo lãi trước thuế giảm 47% xuống 8 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm 53% xuống gần 6 tỷ đồng do các chi phí hoạt động tăng cao.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Vietravel đặt mục tiêu doanh thu thuần năm nay đạt 9.549 tỷ đồng tăng 42%, lãi trước thuế 50 tỷ đồng giảm 11% so thực hiện năm 2024. Như vậy, công ty mới thực hiện được 16% kế hoạch lợi nhuận sau ba tháng đầu năm.

Vietravel cho biết, công ty đặt kế hoạch doanh thu cao với kỳ vọng khôi phục hoàn toàn công suất hoạt động lữ hành, tăng doanh thu vé máy bay và các mảng dịch vụ mới.

Cụ thể, công ty dự kiến tăng tỷ trọng từ kênh online lên 12–15% doanh thu FIT (khách lẻ) và inbound (khách quốc tế đến); doanh thu từ thị trường quốc tế (khách inbound, hoạt động chi nhánh nước ngoài) đạt ít nhất 10% tổng doanh thu (tăng từ mức xấp xỉ 5% của năm 2024).

Vietravel kỳ vọng ngành du lịch sẽ khởi sắc trong năm 2025. (Ảnh minh hoạt: Lâm Anh).

Để thực hiện được mục tiêu trên, Vietravel dự kiến mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách kinh doanh các sản phẩm mới và ưu tiên thị phần. Song song với đó là tối ưu hoá chi phí vận hành và tài chính nhằm cải thiện biên lợi nhuận.

Năm 2025, áp lực tài chính của Tập đoàn sau khi đầu tư vào hãng hàng không Vietravel Airlines dự kiến giảm đáng kể. Do đó, DN sẽ tập trung nguồn lực tài chính cho hệ thống sản phẩm dịch vụ lữ hành. Đồng thời, phấn đấu giảm nợ vay, tận dụng dòng tiền tăng thêm để trả nợ và giảm chi phí lãi vay.

Một nội dung quan trọng sẽ được trình cổ đông là việc thay đổi tên công ty, từ CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel thành CTCP Du lịch Vietravel.

Lý do được đưa ra là việc điều chỉnh tên theo hướng đơn giản, ý nghĩa và đảm bảo nhận diện thương hiệu trong quá trình phát triển.

Ngoài ra, công ty cũng có kế hoạch bổ sung 3 ngành nghề kinh doanh gồm: Tư vấn tài chính cá nhân phục vụ đầu tư, định cư và hội nhập quốc tế; tư vấn tổng quan về phương án chuyển vốn, tỷ giá, mở tài khoản đầu tư quốc tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật)

Tư vấn đầu tư, tư vấn chiến lược cá nhân, tư vấn quản trị tài sản phục vụ mục đích đầu tư, định cư, theo quy định của pháp luật hiện hành (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật)

Tư vấn lập hồ sơ đầu tư cá nhân, tư vấn lập hồ sơ định cư nước ngoài và các dịch vụ hỗ trợ hành chính liên quan khác (trừ hoạt động của những nhà báo độc lập; thanh toán hối phiếu và thông tin tỷ lệ lượng; tư vấn chứng khoán)

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

Điện rác có khung giá mới

Bộ Công Thương vừa chính thức phê duyệt khung giá phát điện từ chất thải rắn sinh hoạt điện rác với mức tối đa 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Giải ngân vốn đầu tư công bằng 0, vì sao lãnh đạo đơn vị vẫn "ung dung"?

Đến hết tháng 4 còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân vốn đầu tư công. Tỷ lệ giải ngân của cả nước cũng "hụt hơi" so với cùng kỳ. Thậm chí, hơn 27.800 tỷ đồng vốn nằm trên giấy, chưa được phân bổ. Có ý kiến cho rằng, thời gian tới cần cá thể hóa trách nhiệm; để trì trệ, làm chậm tiến độ cần xử lý công khai.

‘Đại gia’ bảo hiểm PJICO nợ như chúa chổm

Quý I năm nay, PJICO có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới hơn 6.620 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu.

Vừa có báo cáo gửi Quốc hội về Ngân hàng SCB

Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có tờ trình báo cáo Chính phủ về phương án cơ cấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Theo nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện phương án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.