Năm 2008, Deacon Hayes và vợ của anh, Kim, "mới kết hôn" và chỉ "sống bằng tiền lương" ở Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ. Khi ấy, Kim là một giáo viên, còn Deacon thì đang làm công việc bán sàn gỗ, và "với các khoản nợ thẻ tín dụng, khoản vay sinh viên và khoản vay mua ô tô, chúng tôi có khoảng 52.000 đô la (khoảng 1,2 tỷ đồng) nợ tiêu dùng," anh cho biết.
Deacon và Kim có những trải nghiệm khác nhau về tiền bạc trong quá trình trưởng thành. Kim xuất thân từ một gia đình giàu có nhưng "không quá quan tâm đến việc lập ngân sách", còn Deacon xuất thân từ "một gia đình có thu nhập thấp, nơi tín dụng và nợ nần giống như cơm bữa," anh nói. Nhận ra số tiền mà mình đang nợ, cặp vợ chồng quyết định đã đến lúc thực hiện một số thay đổi cơ bản trong thói quen chi tiêu của mình.
Deacon nói với vợ mình: "Chúng ta sẽ trả hết nợ trong vòng 18 tháng", anh nhớ lại, "cô ấy nghĩ tôi bị điên." Nhưng bằng cách giải quyết từng khoản nợ khác nhau từng chút một và trả từ 500 đến 6.800 đô la mỗi tháng, cặp đôi đã hoàn thành được mục tiêu của mình.
Đây là cách Deacon và Kim Hayes, một người hiện 38 và người còn lại 40 tuổi, sống ở Scottsdale, Arizona, trả hết các khoản nợ của mình trong một khoảng thời gian ngắn.
1. Họ đọc và tìm ra "ai giỏi trong chuyện tiền bạc"
Để bắt đầu, Deacon quyết định học mọi thứ mà mình có thể về những bước đi tài chính cá nhân thông minh. Anh nói: "Chúng tôi không có công cụ và kiến thức để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, tôi rất thích đọc và tìm hiểu xem ai là người giỏi quản lý tiền bạc."
Deacon tìm hiểu sâu về cuốn "The Total Money Makeover" của Dave Ramsey và cuốn "Your Money Counts" của Howard Dayton. Anh đọc sách đầu tư của Jim Cramer và John Bogle. "Tôi cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tài chính cá nhân," anh nói.
Chính nhờ việc đọc sách, Deacon đã phát hiện ra một chiến thuật để trả hết nợ. "Tôi thực sự thích 'quả cầu tuyết nợ'," anh ấy nói về một thuật ngữ mà anh ấy đã học được từ Ramsey. "Phương pháp đó nói rằng hãy liệt kê các khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất, bất kể lãi suất như thế nào," và thanh toán chúng theo thứ tự đó.
Đây là phương pháp mà cặp vợ chồng quyết định sử dụng để giải quyết khoản nợ của mình.
2. Bán 'chiếc xe - một gánh nặng kinh tế'
Để sắp xếp lại các khoản nợ của mình, Deacon tìm cách thực hiện một vài bước đi thông minh. Họ có khoản nợ thẻ tín dụng khoảng 8.000 đô la từ nhiều loại thẻ khác nhau. Lãi suất khá đa dạng, và anh quyết định cách dễ nhất để giải quyết chúng là hợp nhất. Sau khi trả hết một phần, Deacon vay bà của mình một số tiền đủ để trả khoảng 7.000 đô la số nợ còn lại, bà anh đã đồng ý, và để cặp vợ chồng trả lại cho bà ấy khoản vay 7.000 đô la đó với lãi suất 5%.
Deacon nhận ra rằng "tôi có một chiếc ô tô mà khoản nợ của nó mang lại còn lớn hơn cả gá trị của nó khoảng 1.000 đô la," anh ấy nói, nghĩa là chiếc xe trị giá 16.000 đô la trong khi khoản vay mua ô tô là 17.000 đô la. Nếu họ bán chiếc xe, họ chỉ phải trả 1.000 đô la để loại bỏ khoản vay đó.
Cặp đôi đã bán chiếc xe vào tháng 3 năm 2009, sau đó "bán rất nhiều thứ để kiếm được 1.000 đô la đó," anh ấy nói. "Vợ tôi đã bán một vài chiếc ví hàng hiệu của mình. Tôi có một chiếc Nintendo Wii cũ." Tháng đó, họ đã có thể loại bỏ khoản nợ 18.600 đô la của mình.
3. Họ sử dụng 'hệ thống phong bì tiền mặt' để cắt giảm chi tiêu
Để tránh mắc thêm nợ thẻ tín dụng, cặp đôi quyết định từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng đồ nhựa. Thay vào đó, họ sử dụng hệ thống phong bì tiền mặt cho các chi phí như "hàng tạp phẩm, giải trí, quần áo," anh ấy nói. Họ đặt giới hạn cho những chi phí như vậy, chẳng hạn như 250 đô la mỗi tháng cho tạp hóa và 100 đô la mỗi tháng cho giải trí, bỏ số tiền đó vào phong bì và chỉ sử dụng số tiền được phân bổ cho các hoạt động đó.
Để đảm bảo rằng bản thân luôn ở trong giới hạn mà họ đặt ra cho mình, Deacon và Kim đã tận dụng tối đa các ưu đãi tại các quán ăn và siêu thị địa phương. Anh ấy nói: "Thông thường, chúng tôi sẽ tận dụng một vài ưu đãi như hai phần ăn với giá 20 đô la, hai bữa ăn với giá 20 đô la của Applebee… chẳng hạn."
Deacon và Kim đã liên hệ với nhiều nhà cung cấp khác nhau như công ty điện thoại và internet để xem liệu có những ưu đãi nào mà họ có thể tận dụng được hay không. Anh ấy nói: "Bạn bỗng nhiên tiết kiệm được 200-300 đô la một tháng chỉ bằng cách gọi một vài cuộc điện thoại."
4. Giao bánh pizza sau giờ làm việc với giá 15 USD/giờ (khoảng 350 ngàn đồng)
Sau nhiều tháng tìm cách hạn chế chi tiêu và tiết kiệm nhiều hơn, Deacon nhận ra: "Phương trình này có hai vế. Bên cạnh việc làm mọi thứ có thể để tiết kiệm tiền, chúng tôi cũng cần có thêm thu nhập."
"Tôi đã đến mọi cửa hàng bán bánh pizza trong bán kính năm dặm và hỏi xem liệu họ có đang tuyển dụng hay không?", Deacon chia sẻ, và anh ấy cuối cùng đã nhận được một công việc tại Long Wong's, một quán ăn địa phương ở Arizona, và làm việc ở đó trong sáu tháng. Deacon nhận 2 đến 3 ca một tuần, làm việc từ 5 đến 6 giờ và kiếm 15 đô la mỗi giờ.
Công việc này mang lại thêm 1.000 đô la mỗi tháng hoặc nhiều hơn cho vợ chồng Deacon để tiếp tục giải quyết khoản nợ của mình.
Hiện tại, Deacon và Kim đã trả hết nợ. Deacon hiện cũng đang khởi nghiệp, anh điều hành ba trang web khác nhau và thu về sáu con số (USD) mỗi năm, còn Kim đang lấy bằng thạc sĩ môn lịch sử. Họ có hai con nhỏ. Deacon gần đây đã viết một đoạn rap về trải nghiệm tài chính của mình với tựa đề "Triệu phú hàng ngày", trong đó có một đoạn như sau:
"Tôi mua hầu hết đồ dùng hàng ngày của mình tại Walmart
Và chọn những món đồ của những thương hiệu không tên tuổi vào giỏ hàng của mình
Tôi sử dụng phiếu giảm giá khi tôi có thể vì đơn giản đó là điều thông minh
Với tôi, tiết kiệm tiền giống như một tác phẩm nghệ thuật."
Nhà tuyển dụng: Người vay tiền ăn nên làm ra, mua ôtô mới nhưng không chịu trả nợ, bạn sẽ làm gì? Ứng viên trả lời tinh tế, thành công nhận việc ngay