30 năm hoạt động tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), Huawei thiết lập mối quan hệ cùng nhiều đối tác và có những đóng góp lớn cho khu vực. Hãng cung cấp kết nối cho hơn 90 triệu hộ gia đình và một tỷ người dùng di động, trở thành một trong những nhà cung cấp giải pháp ICT lớn nhất khu vực. Theo nghiên cứu của Gartner, thị phần Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ (IaaS) của Huawei đang giữ vị trí thứ hai tại Trung Quốc và thứ tư tại thị trường mới nổi của APAC.
Công ty cũng thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 7.900 đối tác doanh nghiệp, 2.000 đối tác trong lĩnh vực đám mây và 200 trường đại học nhằm xây dựng hệ sinh thái công nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho các công ty start-up tại APAC, đơn vị đã lên kế hoạch đầu tư 100 triệu USD cho chương trình Spark trong ba năm tới.
Huawei còn xây dựng phòng thí nghiệm mở (Open Lab) ở Singapore và Trung tâm đổi mới Hệ sinh thái 5G (5G EIG) ở Thái Lan. Hiện tại, 5G EIG đã có hơn 100 đối tác để ấp ủ triển khai các ứng dụng của 5G. Cũng tại Thái Lan, doanh nghiệp đóng góp cho dự án USO 2.0 với giải pháp AirPON cung cấp băng thông rộng cho 14.636 ngôi làng. Còn ở Bangladesh, dự án Xe buýt Đào tạo kỹ thuật số sẽ mang kiến thức ICT cho hơn 240.000 phụ nữ vào năm 2023. Thông qua Học việc Huawei ASEAN Academy và chương trình Hạt giống cho Tương Lai, đơn vị đã làm việc với các đối tác nhằm đào tạo cho 170.000 nhân tài địa phương. Trong 5 năm tới, con số này sẽ được nâng lên 500.000.
Tại Hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số châu Á - Thái Bình Dương 2022 (Huawei APAC Digital Innovation Congress 2022), đơn vị đã ký kết 17 biên bản ghi nhớ với các khách hàng đến từ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Bangladesh... cho Campus thông minh, Trung tâm dữ liệu (Data center), Digital Power và Huawei Cloud, thể hiện những cam kết với khu vực.
Ông Nicholas Ma, Chủ tịch Kinh doanh Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương của Huawei nhận định nền kinh tế số và chuyển đổi số đang bùng nổ nhanh chóng ở châu Á - Thái Bình Dương, nhờ chiến lược số hóa có tầm nhìn xa của các quốc gia cũng như nỗ lực chung của nhiều ngành công nghiệp. Huawei dự đoán số hóa sẽ chuyển đổi hệ thống sản xuất của mọi ngành, tạo ra giá trị tiềm năng lên đến 27.000 tỷ USD.
Đơn vị cũng đưa ra nhiều cam kết hỗ trợ khu vực hướng đến tương lai xanh. Tại hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số Huawei APAC 2022, ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei APAC nhận định: một châu Á - Thái Bình Dương kỹ thuật số đang đến gần.
"Quá trình này nhìn nhận sự thúc đẩy chung trong tinh thần khi các quốc gia ban hành chính sách rõ ràng về chuyển đổi số và giảm thiểu quá trình chuyển hóa carbon", ông Simon Lin nói.
Hiện nay, tất cả nỗ lực của Huawei tại khu vực đều cùng hướng đến mục tiêu phát triển xanh toàn diện. Sự phát triển này là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự tiến bộ xã hội nói chung.
Báo cáo Phát triển Xanh 2030 của Huawei chỉ ra rằng: yếu tố số hóa và khử cacbon sẽ hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp trong việc đạt mục tiêu phát triển này. Các công nghệ như AI, điện toán đám mây, big data, IoT và 5G sẽ là chìa khóa cho số hóa và carbon thấp, thông qua cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng như biện pháp giảm phát thải carbon. Nhìn về tương lai, công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong cải cách hỗn hợp năng lượng, thúc đẩy năng suất trong một loạt ngành công nghiệp. Khi quá trình khử carbon diễn ra thành công, tiềm năng triển khai các chiến lược số hóa có thể được tiếp tục giải phóng.
Bên cạnh hai yếu tố số hóa và carbon thấp, tại hội nghị Đổi mới Kỹ thuật số, đơn vị đã đưa ra ba khía cạnh giúp các quốc gia hướng đến tương lai xanh số hóa tốt đẹp hơn. Bao gồm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiến bộ, hệ sinh thái CNTT-TT hợp tác cởi mở và một khu vực APAC kỹ thuật số toàn diện
Hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trở thành nền tảng cho kinh tế số trong tương lai và các quốc gia tại khu vực APAC đang tập trung vào nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, không chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới mà còn phát triển từ những nền tảng sẵn có. Theo ITU, vùng phủ sóng di động trong khu vực gần như đạt 100%, đây là một thành tích đáng kinh ngạc. Chỉ 10 năm trước, một số quốc gia APAC hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở hạ tầng 3G hoặc 4G nào. Giờ đây, dữ liệu ước tính của GSMA chỉ ra APAC năm 2025 sẽ có 1,2 tỷ kết nối 5G.
Trong hành trình này, Huawei đã xác định đóng góp của mình tập trung vào ba lĩnh vực: hiệu quả năng lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, phát triển năng lượng tái tạo và số hóa ngành. Công ty dự đoán đến năm 2030, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ tiết kiệm năng lượng hơn 100 lần, hơn 50% điện năng đến từ năng lượng tái tạo và 50% doanh nghiệp sẽ áp dụng kỹ thuật số.
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, hệ sinh thái công nghệ thông tin hợp tác cởi mở là yếu tố quan trọng. Song hành đó, Huawei cam kết cùng với các khách hàng và đối tác trong việc tiến tới mục tiêu này. Với 30 năm hoạt động tích cực tại khu vực cùng mối quan hệ thiết lập chặt chẽ cùng các đối tác doanh nghiệp và trường đại học, đơn vị tiếp tục tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp công nghệ ở châu Á - Thái Bình Dương với kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào chương trình Spark trong ba năm tới.
Nhận định về năng lực R&D nằm trong DNA của mình, doanh nghiệp sẽ tiếp tục vào các thị trường địa phương, đổi mới các giải pháp phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng. Hãng hy vọng sẽ giúp khách hàng và đối tác của mình sử dụng hiệu quả các cơ sở hạ tầng và mở rộng khả năng công nghệ thông tin cho chuyển đổi kỹ thuật số.
Cốt lõi của quá trình này vẫn là nhân tài, trong đó sự phát triển kỹ thuật số toàn diện là yếu tố then chốt. Ông Simon Lin đã nhấn mạnh: "Khi tốc độ chuyển đổi số tăng lên, chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu mạnh mẽ về tài năng số".
Năm 2030, khu vực APAC sẽ đối mặt với khoảng cách về 47 triệu nhân tài. Tuy nhiên với tiềm lực cũng như năng lượng trẻ tại đây, Huawei cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ xây dựng nền tảng kỹ thuật số toàn diện. Không dừng lại ở 170.000 nhân tài tại địa phương, hãng tiếp tục nâng mục tiêu đào tạo lên 500.000 trong 5 năm tới.
"Không bỏ ai lại phía sau trong thế giới kỹ thuật số" là châm ngôn của Huawei tại khu vực. Hãng tiếp tục kết hợp với Quỹ ASEAN trong việc xây dựng các mô hình đào tạo phù hợp tại khu vực.
Ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei cho biết: "Với khả năng vô tận, tôi chắc chắn trong mỗi ngành công nghiệp luôn sẽ có cách tìm ra hướng đi, cũng như cách thức để nhận được trợ giúp từ công nghệ kỹ thuật số, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành... Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để giúp các đối tác trong khu vực đạt các mục tiêu phát triển chiến lược của họ".