Khoa học

Hồi sinh tảo tiền sử sau 7.000 năm

Tóm tắt:
  • Tảo Skeletonema marinoi đã được hồi sinh sau gần 7.000 năm dưới đáy biển Baltic.
  • Chúng có đầy đủ chức năng sinh học, phát triển và quang hợp như các loài hiện đại.
  • Nghiên cứu cho thấy chúng có sự khác biệt di truyền so với tảo hiện tại.
  • Các lớp trầm tích giúp bảo tồn sinh vật trong điều kiện "đóng băng".
  • Nghiên cứu đặt ra câu hỏi về thời điểm an toàn để đánh thức sinh vật này.
Hồi sinh tảo tiền sử sau 7.000 năm - Ảnh 1.

Tảo Skeletonema marinoi là những sinh vật đơn bào, được hồi sinh sau gần 7.000 năm dưới đáy biển Baltic - Ảnh: IOW/S.BOLIUSS

Theo trang IFLScience ngày 31-3, các nhà khoa học Đức đã hồi sinh thành công một loài tảo tiền sử nằm im lìm bên dưới các lớp trầm tích của đáy biển Baltic cách đây khoảng 7.000 năm.

Trước đó, nhóm của tiến sĩ Sarah Bolius, làm việc tại Viện Nghiên cứu biển Baltic Leibniz (Đức), nghiên cứu các thực vật phù du bị chôn vùi dưới đáy biển Baltic để tìm hiểu cách các khối nước lạnh thay đổi theo thời gian.

Họ đã xem xét xem liệu có thể hồi sinh bất kỳ sinh vật nhỏ nào khỏi trạng thái "đóng băng", để chúng có thể quang hợp và sinh sản hay không.

Họ lấy mẫu từ các lớp trầm tích trong nhiều giai đoạn của 7.000 năm qua và cho tảo "đóng băng" tiếp xúc với ánh sáng và oxy để đánh thức chúng. Họ thành công hồi sinh được sinh vật có trong 9/12 lớp trầm tích.

Ở các lớp phía trên, họ đã hồi sinh được nhiều dạng sống từ các nhánh khác nhau của cây sự sống. Tuy nhiên ở các lớp sâu hơn, chỉ có tảo đơn bào Skeletonema marinoi là thức tỉnh. Skeletonema marinoi già nhất nằm trong mẫu trầm tích 6.871 năm tuổi (cộng hoặc trừ 140 năm).

"Điều đáng chú ý là tảo hồi sinh không chỉ sống sót mà có đầy đủ các chức năng hoạt động sinh học bình thường. Chúng phát triển, phân chia và quang hợp giống như con cháu hiện đại của chúng", tiến sĩ Bolius cho biết.

Dù vậy, Skeletonema marinoi được hồi sinh có thay đổi về mặt di truyền. Nhóm nghiên cứu phát hiện ở mỗi giai đoạn lấy mẫu, loài Skeletonema marinoi có sự khác biệt về mặt di truyền so với loài tảo này ở những thời điểm khác.

Kỷ lục hồi sinh trước đây thuộc về cây chà là, song khoảng thời gian cây này "đóng băng" chỉ khoảng 700 năm.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí ISME Journal.

Đánh thức sinh vật "đóng băng" có an toàn?

Các lớp trầm tích dưới đáy biển có thể chôn vùi và ngăn mọi thứ tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời cũng như khí oxy. Điều đó khiến nhiều dạng sống chết đi, song cũng có nhiều loài khác chuyển sang tình trạng "đóng băng" (ngừng phát triển) để chờ cơ hội sống trở lại.

Việc thiếu oxy bên dưới các lớp trầm tích cũng giúp ngăn cản một số phản ứng hóa học gây phân hủy trong điều kiện bình thường. Nhiệt độ 4 độ C tại đáy biển Baltic cũng giúp bảo tồn các dạng sống tốt hơn ở những vùng biển nông khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên đặt ra câu hỏi về thời điểm an toàn để đánh thức những sinh vật đang trong trạng thái "đóng băng".

Các tin khác

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, có thể sắp giảm mạnh?

Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.