Kinh doanh

Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh

Tóm tắt:
  • Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 07 về khung giá bán lẻ điện bình quân.
  • Khung giá bán lẻ điện bình quân dao động từ 1.826,22 đồng/kWh đến 2.444,09 đồng/kWh.
  • Bộ Công Thương có trách nhiệm điều chỉnh giá khi có biến động lớn về chi phí sản xuất.
  • Quyết định có hiệu lực từ ngày 31/3/2025, thay thế Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg.
  • Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa nêu các bất cập trong cơ chế giá điện hiện nay, cần tách bạch giữa giá và chính sách an sinh xã hội.

Theo thông tin trên baochinhphu.vn, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2025.

Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg ngày 3/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ).

Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ).

Trước đó, tại Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã chia sẻ 4 bất cập rất lớn của giá điện.

Thứ nhất là giá điện chưa thực hiện theo cơ chế thị trường. Thứ hai, giá điện hiện nay chúng ta kỳ vọng và giao cho nó gánh vác nhiệm vụ đa mục tiêu. 

"Chúng ta muốn phải tính đúng, tính đủ, bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát. Rất nhiều mục tiêu", ông Thoả nhấn mạnh.

Thứ ba theo ông Thoả là bất cập trong cơ chế bù chéo giá điện hiện nay, để kéo quá dài và lộ trình xử lý không rõ ràng.  

Cuối cùng, giá điện chưa tách bạch giữa giá với chính sách an sinh xã hội. 

"Nếu chúng ta giảm giá điện là chúng ta giảm giá để ngành điện phải tự gánh vác. Ví dụ như dịch COVID-19 chẳng hạn, chúng ta quyết định giảm giá điện nhưng chúng ta không quy định chính sách để điều tiết thị trường hợp lý. 

Chính sách thuế xử lý như thế nào, các công cụ thị trường xử lý như thế nào và chính sách an sinh xã hội chúng ta nên tách ra như thế nào để xử lý? Cho nên chính sách giá điện vẫn còn lẫn lộn, không bảo đảm đúng nguyên lý về giá cả để bảo đảm mục tiêu khuyến khích ngành điện phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia", ông Thoả cho hay.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Giá vàng lập đỉnh rồi quay đầu, có thể sắp giảm mạnh?

Trong phiên giao dịch chiều nay (1/4), giá vàng quay đầu giảm sau phiên sáng tăng mạnh lên gần mốc 103 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn neo quanh mốc 102 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.

NCB liên tục tăng vốn điều lệ, tạo nền tảng phát triển bền vững

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.